Những đồi trọc được phủ xanh bởi các hàng chè xanh mướt, đến nay toàn xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã có hơn 600 ha trồng chè. Mỗi năm cây chè mang lại nguồn thu gần 40 tỷ đồng, giúp người dân xã Hùng Sơn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
LTS: Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đã hỗ trợ người dân, hội viên nông dân về sinh kế (cây - con giống); đào tạo nghề; xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.... Nhờ đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Tổ hợp tác nuôi cá lóc trong ao lót bạt ở thôn Đông Luật, xã ven biển bãi ngang Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang cho thấy hiệu quả cao, mỗi hộ dân lãi trên 100 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi cá lóc này đang giúp nông dân địa phương tăng thu nhập, giảm nghèo...
Ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có nhiều vợ chồng trẻ đã thoát nghèo, vươn lên hộ khá giả nhờ trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Để đạt được điều đáng mừng đó có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hội đoàn thể với người dân.
Sau khi được Hội Nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hỗ trợ dê sinh sản, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã có điều kiện phát triển và vươn lên thoát nghèo.
Đã có nhiều nông dân xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thoát nghèo bền vững nhờ chương trình hỗ trợ nuôi dê núi sinh sản.
Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, đông anh em, ông Nguyễn Dũng (phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) không may bị liệt 2 chân sau một cơn sốt năm lên 9 tuổi. Được sự yêu thương, giúp đỡ từ gia đình và cộng đồng, ông vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình với mô hình VAC (vườn-ao-chuồng)...
Mở lớp đào tạo theo lối cầm tay chỉ việc, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi ong, Tổ chức Plan, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ nhiều xã của huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đang giúp thanh niên dân tộc thiểu số tăng thu nhập, thoát nghèo.
Nhờ chăn nuôi hơn 40 con bò lai Sind, trồng 1,2ha bưởi da xanh, 6ha lúa nước và kết hợp buôn bán thức ăn chăn nuôi, gia đình anh Lê Văn Danh, hội viên hội nông dân ấp Tây xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.
Những năm gần đây, nhờ phát triển nghề mộc mỹ nghệ truyền thống Phương Độ, kinh tế của xã Xuân Phương (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) có đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, phất lên và có cuộc sống khấm khá hơn trước.