Vượt qua khó khăn dịch COVID-19, hết 11 tháng, thu ngân sách nhà nước đã vượt mục tiêu đặt ra cho cả năm, với tổng số thu gần 1,4 triệu tỷ đồng, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi. Trong khi đầu mục chi vẫn thấp hơn dự toán do giải ngân đầu tư công đạt thấp.
Quỹ “đất vàng” dọc các dự án metro tại TP.HCM, nếu được quy hoạch, tổ chức đấu giá theo thị trường sẽ thu được nguồn vốn khá lớn để tái đầu tư cho hạ tầng giao thông. Quan trọng hơn, việc quy hoạch hợp lý sẽ góp phần tạo ra một đô thị văn minh, hiện đại…
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM trong năm 2022 dự kiến 21%, tăng thêm 3% so với giai đoạn 2016 - 2021. Liệu con số này có đủ để TP.HCM lấy lại “sức vóc” của mình sau đại dịch khi tỷ lệ này vẫn thấp hơn 2% so với con số mong muốn?
Với tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương hưởng ở mức 21%, ước tính số tiền ngân sách TP.HCM được giữ lại từ số thu năm 2022 vào khoảng 41.536 tỷ đồng, tăng gần 6.000 tỷ.
Trong 5 nhóm giải pháp để tăng thu ngân sách, nhóm giải pháp đấu giá nhà đất dôi dư trên địa bàn thành phố được đánh giá là giúp có nguồn thu sớm nhất để phục hồi kinh tế. Theo các chuyên gia, cần tính tới cả việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản (BĐS), vì nguồn thu ở lĩnh vực này rất “khủng”…
Động lực tăng trưởng và thu ngân sách trong quý 4 của TP.HCM sẽ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, vận tải kho bãi, dịch vụ ăn uống, bán lẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc cân đối ngân sách trong năm 2021 sẽ vô cùng khó khăn với “đầu tàu” kinh tế TP.HCM.
Với điều kiện đặc thù, TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép TP áp dụng quy định riêng do Thủ tướng quyết định để có thể mở cửa nền kinh tế sớm nhất...