Chủ nhật, 24/11/2024

Thương lái nở to mũi gom mua lúa trong mùa dịch Covid-19

23/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Tại Đồng Tháp Mười, vụ lúa hè thu này, có địa phương bắt thương lái mỗi ngày phải xét nghiệm test SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR một lần nếu muốn đi mua lúa.

Anh Lương Văn Hiếu, xã Thạnh Phước, Thạnh Hóa, Long An) thổ lộ, 15 năm làm nghề thương lái lúa, chưa bao giờ thấy cái mũi mình bị "hành hạ" như thế.

Làm thương lái mùa dịch Covid-19, cái mũi bất ngờ… to ra - Ảnh 1.

Thương lái thu mua lúa vụ hè thu 2021 ở Đồng Tháp Mười (Long An)

Thương lái bị "ngoáy mũi" mỗi ngày

Dưới kênh, chiếc ghe chở lúa, trọng lượng hàng chục tấn, sau một mùa vụ nhàn nhã, đang được neo chỏng trơ.

Theo anh Hiếu, hiện tại huyện Thạnh Hóa đã hết đồng (hết lúa). Nếu còn sót trà lúa là do nông dân sạ muộn và sản lượng cũng không đáng kể.

Nhìn lại vụ thu mua lúa hè thu vừa qua, anh Hiếu rùng mình. "Không hiểu sao tôi lại có thể đưa mũi cho nhân viên y tế ngoáy mỗi ngày", anh Hiếu thổ lộ.

Theo anh Hiếu, lúc đầu, theo quy định thương lái thu mua lúa phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 3 ngày/lần. Nhưng sau đó, 2 lần/ngày và cuối cùng mỗi ngày/lần.

Anh Hiếu cho biết, cứ đi test riết, anh trở thành khách thân quen của Trạm y tế xã Thạnh Phước lúc nào không hay.

Mỗi buổi sáng, sau khi lấy cái giấy thông hành ở UBND xã Thạnh Phước, anh Hiếu chạy trối chết qua Trạm y tế xã để được… ngoáy mũi.

"Ngày nào cũng vậy, sớm lắm phải đến 10g sáng tôi mới xong 2 thủ tục này để đi mua lúa", anh Hiếu bộc bạch.

Tại xã Mỹ Hiệp (TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp), thời điểm này, nhiều trà lúa vụ hè thu đang đứng đồng chờ thương lái.

Anh Trần Văn Sự, một thương lái lúa có thâm niên ở địa phương cho biết, trước đây muốn test mẫu để thu mua lúa, anh phải lên tận Trung tâm Y tế TP.Cao Lãnh.

Với quy định "xã nào ở yên xã đó", để đi test mẫu, anh Sự phải xin được giấy thông hành đi liên xã. Thời gian gần đây, tại xã Mỹ Hiệp, nhân viên y tế đã vào tận ruộng để test mẫu cho thương lái.

"Bị ngoáy mũi đến ngán. Có cảm giác cái mũi đã to ra", anh Sự cười vui.

Làm thương lái mùa dịch Covid-19, cái mũi bất ngờ… to ra - Ảnh 2.

Vụ lúa hè thu này, thương lái chỉ mua lúa đồng gần để "chạy" giấy thông hành. Ảnh. Trần Đáng.

Theo anh Hiếu, không chỉ gặp rắc rối với việc test mẫu, thương lái còn phải lo giải quyết các trạm kiểm dịch.

Tại xã Thạnh Phước, giấy thông hành cấp cho thương lái thu mua lúa chỉ có giá trị trong ngày. Đi mua lúa phải thật tranh thủ. Mua lúa xong phải chạy về cho kịp trong ngày. Trễ là bị phạt.

Theo anh Hiếu, từ nhà anh đi đến trung tâm huyện Thạnh Hóa có 15km mà "đụng" 4 cái trạm kiểm dịch.

Anh Hiếu kể, có những lần thu mua lúa, sau khi cho lúa xuống ghe, anh xin chủ lúa cho ghe về trước rồi chạy ra trung tâm huyện rút tiền ngân hàng trả chủ lúa.

Theo anh Hiếu, thường thì chủ lúa phải mất nửa ngày mới nhận được tiền, vì anh phải giải quyết mấy cái chốt kiểm dịch trên đường.

"Có khi chủ lúa chửi biết bao nhiêu cho kể. Người ta nghĩ mình gạt lấy lúa rồi", anh Hiếu cười chua chát.

Làm thương lái mùa dịch Covid-19, cái mũi bất ngờ… to ra - Ảnh 4.

Theo thương lái lúa Trần Văn Sự (bìa phải), sau vụ lúa hè thu, có cảm giác cái mũi như to ra. Ảnh:. Trần Đáng.

"Thương lái chỉ trật miếng, nông dân mới khổ"

Anh Châu Minh Hải, một thương lái chuyên mua lúa ở Tiền Giang cho biết, tình hình dịch phức tạp khiến thương lái gặp rất nhiều khó khăn khi thu mua lúa hè thu cho nông dân.

Lần đầu tiên làm nghề thu mua lúa, vụ lúa hè thu này, anh Hải không thể ra khỏi địa phương do giãn cách siết chặt. Việc thu mua lúa, anh Hải phải nhờ đến các cò lúa ở địa phương.

"Vụ hè thu này, tôi chỉ mua được 900 tấn lúa, ít hơn rất nhiều so với các vụ trước đây", anh Hải chia sẻ.

Anh Sự cũng cho biết, đã bỏ nhiều vụ thu mua lúa dù đã đặt cọc vì không thể "thông chốt" để sang các xã khác thu mua.

Thay vì mua mấy ngàn công lúa mỗi vụ, vụ lúa hè thu này, anh Sự chỉ mua được khoảng 1.000 công lúa. "Vụ lúa này, thương lái chỉ mua lúa đồng gần, vì không thể mua đồng xa", anh Hiệp thổ lộ.

Anh Hiếu cũng cho biết, vụ hè thu này anh chỉ thu mua được 500 tấn lúa, bằng 1/3 so với vụ trước. "Đi lại thu mua lúa quá khó khăn, khiến anh em thương lái nản lòng. Cuối cùng thì nông dân khổ, tụi tui chỉ trật miếng thôi", anh Hiếu chia sẻ.

Theo anh Hiếu, vụ lúa hè thu này, phần lớn nông dân bán lúa từ huề tới lỗ vốn.

Làm thương lái mùa dịch Covid-19, cái mũi bất ngờ… to ra - Ảnh 5.

Thương lái trắc trở thu mua, nông dân lỗ mỗi ha nếp 5 triệu đồng. Ảnh. Trần Đáng

Vụ lúa hè thu năm 2021, tỉnh Long An gieo sạ hơn 221.000ha. Năng suất đạt khoảng 5 tấn/ha (lúa khô).

Diện tích lúa tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa.

Hiện, giá lúa IR50404 là 4.200 đồng/kg, lúa 5451 là 4.400 đồng/kg và nếp là 4.200 đồng/kg…

"Mỗi ha nếp, tui lỗ mất 5 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Be (thị trấn Bình Phong Thạnh, Mộc Hóa, Long An), một nông dân trồng 40ha nếp than thở.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.