Qua Tết đã hơn cả tháng nay nhưng tiểu thương nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM như chợ Bà Chiểu, chợ An Đông, chợ Bến Thành… vẫn chưa quay trở lại hoạt động. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, số lượng sạp đang cửa đóng then cài rất nhiều. Trên tấm cửa sắt, chi chít thông báo cho thuê sạp. Ảnh: Hồng Phúc.
Chợ An Đông - một trong những chợ lớn nhất khu vực quận 5, trước đây vốn rất đông khách và chủ yếu là khách sỉ, mua hàng với số lượng lớn rồi phân phối về chợ nhỏ ở các tỉnh thành nhưng nay tiểu thương đóng sạp hàng loạt. Ảnh: Hồng Phúc.
Phó Ban quản lý chợ An Đông 1 - bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, cho biết chợ có hơn 2.000 quầy sạp nhưng hiện có khoảng 800 quầy sạp tạm ngưng kinh doanh, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Những tưởng khi TP.HCM dần khôi phục kinh tế, hoạt động thương mại sẽ trở nên khởi sắc hơn nhưng do vắng khách, khiến tiểu thương không dám quay lại chợ. Ảnh: Hồng Phúc.
Chợ Bàu Cát (quận Tân Bình) dù nằm trong khu vực dân cư đông đúc cũng không khá hơn. Số lượng tiểu thương ngưng kinh doanh ngày càng nhiều. Chợ có tổng cộng 515 sạp. Trước Tết, khoảng 40% số lượng sạp ngưng kinh doanh thì hiện đã tăng lên khoảng 50%. Ảnh: Hồng Phúc.
Tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), số lượng tiểu thương bỏ sạp ít hơn những chợ truyền thống khác. Ghi nhận cũng cho thấy, số lượng tiểu thương các ngành hàng quần áo, thời trang trở lại kinh doanh khá nhiều. Dù vậy, vấn đề lớn nhất tiểu thương đang đối mặt là không có khách. Ảnh: Hồng Phúc.
Nữ tiểu thương bán quần áo này tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) cho biết qua Tết, nhu cầu mặt hàng thời trang dường như không có. Vì vậy, họ “ngồi sòng” đợi khách 3-4 ngày vẫn chưa có người mua, thậm chí, có sạp cả tuần chưa bán được mở hàng. “Nếu không mở thì ở nhà cũng rất buồn, chúng tôi phải ráng ra bán cầm chừng”, chị nói. Ảnh: Hồng Phúc.
Theo các tiểu thương, nếu tình hình kinh doanh tiếp tục không khả quan, chợ vắng khách, khi hết hợp đồng thuê sạp, họ có thể phải tạm ngưng kinh doanh. Ảnh: Hồng Phúc.
Tại chợ Bà Chiểu, tiểu thương ngành hàng vàng bạc đá quý có lẽ bỏ sạp, tạm ngưng kinh doanh nhiều nhất. Khá nhiều sạp liền kề nhau đều tạm ngưng kinh doanh, thông báo đã sang sạp hoặc dời về nhà bán để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Hồng Phúc.
Ngay cả nhóm hàng thiết yếu, khách vẫn đến mua hàng ngày nhưng nhiều tiểu thương cho hay, họ đang gặp khó vì giá liên tục tăng cao, người tiêu dùng e dè và mãi lực rất thấp. Chị Cẩm Tú - tiểu thương ngành hàng thiết yếu cho biết: “Chúng tôi không dám nhập hàng nhiều, vì sức mua không cao. Giá cả lại leo thang, khách chi tiêu cũng dè dặt hơn so với trước”. Ảnh: Hồng Phúc.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Mỹ, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam, dù vậy, Hiệp hội Điều Việt Nam vẫn xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu điều.
Giá xăng dầu tăng cao liên tục tác động tới nền kinh tế, hoạt động kinh doanh vận tải, trong đó, ngành hàng không cũng bị ảnh hưởng khiến cho giá vé máy bay tăng mạnh.
Giá nhiều loại trái cây tại TP.HCM giảm 20-40% so với thời điểm cách đây hơn một tuần do các nhà vườn đang vào kỳ thu hoạch rộ.
Giá vàng hôm nay, 26-6, ở thị trường trong nước đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp đối với cả vàng trang sức, vàng SJC trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giằng co chưa rõ xu hướng những ngày tới.
Chợ Bến Thành - một trong những điểm đến mang tính biểu tượng của TP.HCM, đã nhộn nhịp khách trở lại. Mỗi ngày chợ đón khoảng 1.500 lượt khách, chiếm một nửa là khách quốc tế.
Theo đánh giá của nhiều nhà nhập khẩu, gạo Việt Nam ngày càng có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ Thái Lan; thương nhân Thái cũng đang lo ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt và Thái Lan có thể bị mất thị phần...