Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và các chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, với sự nỗ lực vươn lên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng có bước chuyển biến tích cực.
Anh Trần Văn Khôi, ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) bỏ cây khóm (cây dứa gai) để trồng rau choại-một loại rau dại mọc hoang, rau đặc sản. Mô hình trồng rau dại mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, làm thay đổi cuộc sống, anh Khôi vươn lên thoát nghèo ngoạn mục.
Hiện nay, mô hình trồng mít siêu sớm kết hợp nuôi ốc bươu đen dưới mương nước đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi con đặc sản cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tăng thu nhập thấy rõ.
Trồng rau dại có tên cù nèo, ông Sơn, một nông dân ở phường 7, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhận rau đặc sản mọc hoang trong mương sinh trưởng, phát triển rất tốt trên vùng đất nhiễm phèn. Cù nèo là loại rau đồng, rau sạch, không tốn tiền mua giống, chi phí nhẹ, dễ chăm sóc, rất ưa chuộng trên thị trường...
Sau nhiều lần thất bại trong đầu tư chăn nuôi, năm 2022, ông Phạm Văn Đen, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã nuôi thử nghiệm giống gà sao vốn có nguồn gốc từ gà rừng tại Quảng Ngãi.
Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất nhiễm phèn, ông Thắng ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhận thấy cây rau cù nèo mọc hoang là phù hợp. Rau cù nèo-rau dại, rau sạch này tốt rất nhanh, hái đến đâu thương lái mua hết.
Ba ba là loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, con ba ba ở tỉnh Hậu Giang trở thành món ăn đặc sản ở các nhà hàng, quán ăn, sản lượng tiêu thụ rất lớn nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp...
Thay vì đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, được sự hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh, ông Trần Văn Triệu, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) ủ rơm rạ thành phân hữu cơ, thực hiện mô hình quản lý rơm rạ theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Những năm gần đây, ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) nhiều mô hình chuyển đổi từ diện tích cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây trồng mới như trồng tre Tứ Quý lấy măng, trồng sầu riêng, măng cụt, chanh không hạt, rau màu, dưa lưới,…có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nuôi dê sinh sản trên "nhà sàn", cho ăn bằng mít Thái, thảo dược, người dân ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang không tốn tiền mua thức ăn, không lo dê bị bệnh và có thêm thu nhập ổn định.