Theo nhiều chuyên gia bất động sản, hiện nay và trong thời gian tới, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh. Bởi vậy, sẽ không còn chỗ cho “dòng tiền dễ" chỉ chảy vào “đầu cơ, lướt sóng”. “Cuộc chơi” giờ đây nghiêng hẳn về những người có “tiền tươi, thóc thật” và là “cuộc chơi” trong trung - dài hạn...
“Mọi hành vi “lách” để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro mà còn vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm minh”, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) nhấn mạnh.
Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, thời gian tới những loại hình BĐS đầu cơ, bị tăng giá nhanh trong thời gian ngắn do bị thổi giá sẽ hết đất diễn, đồng thời đây cũng là lúc xuất hiện cơ hội “bắt đáy” thị trường.
Hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị đáo hạn, trong khi doanh nghiệp không thể phát hành mới, khiến rủi ro ngày càng hiện hữu và có thể lây lan.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi tới Thủ tướng về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, trong đó có đưa ra trường hợp cụ thể của Tân Hoàng Minh.
Bộ Tài chính khẳng định, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, đánh giá đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư mới nên quyết định mua trái phiếu.
Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng trong nửa đầu năm 2022 giảm 6% và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 33% so với cùng kỳ năm 2021.
Các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị phát hành trái phiếu trong tháng 5-2022 với gần 6.900 tỉ đồng.
Một trong những điểm sửa đổi của Nghị định 153/2020/NĐ-CP là các tổ chức phát hành đưa trái phiếu lên giao dịch trên nền tảng giao dịch tập trung.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc sáng 8/6, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu "truy" trách nhiệm của Bộ Tài chính khi để xảy ra những vi phạm trên thị trường chứng khoán và đề nghị Bộ này làm rõ giải pháp chấn chỉnh thị trường.