Các động thái gỡ khó cho bất động sản đã và đang được triển khai giúp doanh nghiệp giảm áp lực dòng tiền, tạo động lực cho thị trường ấm dần lên sau thời kỳ đóng băng.
Dưới các tác động tích cực từ mặt chính sách, thị trường bất động sản TP.HCM đã rục rịch giao dịch trở lại. Mặc dù, giao dịch chưa thể sôi động ngay nhưng cho thấy thị trường đang dần có dấu hiệu vực dậy niềm tin của nhà đầu tư.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cùng với các khó khăn về thanh khoản dòng tiền, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ suy giảm mạnh trước các vụ việc sai phạm bị xử lý và tin đồn thất thiệt.
Năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động đa dạng nguồn vốn, đặc biệt mở rộng các kênh dẫn vốn như FDI nhằm giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Thị trường trái phiếu đang là gánh nặng đối với các doanh nghiệp bất động sản khi thị trường giảm tốc, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đề xuất gia hạn kỳ hạn trái phiếu thêm một năm để giảm áp lực thị trường.
CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Agimex, HOSE: AGM) mới đây có thư gửi nhà đầu tư trái phiếu mã AGMH2123001 về tình hình thanh toán chậm lãi trái phiếu.
Cổ phiếu giảm 20 phiên liên tiếp, trong đó có 8 phiên giảm kịch sàn, Phát Đạt bổ sung tài sản bảo đảm cho 5 đợt phát hành trái phiếu của năm 2021 và 2022.
Hội đồng Quản trị Vietbank (UPCoM: VBB) đã nhất trí thông qua việc mua lại trước hạn trái phiếu với giá trị dự kiến 343 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý IV/2022...
Sau vụ thu xếp trái phiếu cho Công ty An Đông của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị vỡ lở, Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa chính thức lên tiếng về phương án thanh toán trái phiếu cho nhà đầu tư.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cho biết sẽ phát hành 300.000 trái phiếu ra công chúng, tương đương 3.000 tỷ đồng và chia thành 3 đợt chào bán. Đây là loại trái phiếu được phát hành rộng rãi cho các cá nhân và tổ chức, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và có mệnh giá 10.000.000 đồng/trái phiếu.