Thứ bảy, 23/11/2024

"Tiết lộ" bất ngờ tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh cổ phiếu cao ngất gần 20%

19/05/2022 3:30 PM (GMT+7)

Trong khi tỷ lệ nợ xấu từ trái phiếu 2,87%, bất động sản 2,34%, lĩnh vực đầu tư kinh doanh cổ phiếu ghi nhận tỷ lệ nợ xấu cao ngất 19,57%.

Gần 35.000 tỷ nợ xấu từ bất động sản, tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh cổ phiếu cao "ngất"

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Bao gồm: 196.900 tỷ đồng là nợ xấu nội bảng, 100.800 tỷ đồng là các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán và 82.500 tỷ đồng là nợ đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.

Đến 31/12/2021, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 là 541,6 nghìn tỷ đồng.

Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31/12/2021 là 251,3 nghìn tỷ đồng.

Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 chưa được xử lý đến ngày 31/12/2021 là 412,67 nghìn tỷ đồng.

Đến 31/12/2021, tổng nợ xấu nội bảng là 190.480 tỷ đồng, theo đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,49%, giảm so với thời điểm trước khi triển khai Nghị quyết 42 (tại ngày 31/7/2017 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,51%).

Trong đó, dư nợ xấu với lĩnh vực bất động sản chiếm 18,4%, tương ứng khoảng 34.700 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu đạt 1,67%. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này là gần 2,1 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2021 (bao gồm dư nợ tín dụng tiêu dùng để mua nhà ở; thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở), chiếm 19,89% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Đối với lĩnh vực tiêu dùng, theo báo cáo, đến 31/12/2021, dư nợ tín dụng tiêu dùng của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đạt xấp xỉ 2,082 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,9% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Có dư nợ xấp xỉ đối với lĩnh vực bất động sản, song tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng lên tới 48.650 tỷ đồng, chiếm 25,8% nợ xấu toàn hệ thống. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,34%.

Gần 35.000 tỷ nợ xấu từ bất động sản, tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh cổ phiếu cao "ngất" - Ảnh 2.

Tỷ lệ nợ xấu đầu tư, kinh doanh cổ phiếu lên tới 19.57%. (Ảnh: LT)

Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu là 892,5 tỷ đồng, chiếm 0,01% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tính đến 31/12/2021, tổng nợ xấu là 28,2 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,01% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 2,87%.

Đến 31/12/2021, tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là 10.934,3 tỷ đồng, chiếm 0,1% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Tổng nợ xấu là 2.140,5 tỷ đồng, chiếm 1,13% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này cao "ngất", đạt 19,57%.

Với lĩnh vực BOT, BT giao thông, đến 31/12/2021 cũng có tỷ lệ nợ xấu cao lên tới 6,48%. Chi tiết, tổng nợ xấu đối với các dự án BOT, BT là 7.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,92% nợ xấu toàn hệ thống và dư nợ tín dụng là 114.300 tỷ đồng, chiếm 1,09% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Chưa vơi nỗi lo nợ xấu "đội lên" trong tương lai

Trong ấn phẩm phát hành mới đây, các chuyên gia tại Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo lắng, dòng vốn tín dụng chưa đi vào khu vực sản xuất mà đổ nhiều vào thị trường tài sản gây rủi ro tài chính.

Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng còn nhiều chỉ tiêu chưa lành mạnh như mức độ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng đang bị đe dọa bởi sự suy giảm chất lượng tài sản và danh mục tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro từ năm 2020.

Hai là, nợ xấu có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 hoành hành, có thể gây rủi ro cho hệ thống. Nếu tính cả nợ tiềm ẩn đã được cơ cấu theo Thông tư 01, 03 và 14 vào khoảng 8,2%.

Gần 35.000 tỷ nợ xấu từ bất động sản, tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh cổ phiếu cao "ngất" - Ảnh 3.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD. (Ảnh: LT)

Đáng lưu ý, cơ cấu tín dụng tiềm ẩn nhiều bất ổn khi tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng nhanh chóng. Tỷ lệ tín dụng bán lẻ chiếm 42% tổng dư nợ, tập trung vào cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô. Sự nóng lên của các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán là một phần lý do thúc đẩy tín dụng bán lẻ tăng cao.

Riêng đối với trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia tại đây cho rằng khi ngân hàng mua trái phiếu sẽ "giúp" các doanh nghiệp có tiền trả nợ vay đến hạn qua đó "làm đẹp" bảng cân đối tài chính và không bị nợ xấu tăng cao. Hơn nữa, các NHTM đầu tư vào TPDN bất động sản còn tránh được "lệnh" siết cho vay vốn với lĩnh vực này và không phải trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp phát hành đối với ngân hàng khá rõ nét, trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp không được đảm bảo, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, thì sẽ không thể trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng nhấn mạnh, không thể chủ quan và lơ là với câu chuyện nợ xấu, bởi nợ xấu vẫn là tâm điểm của thị trường tài chính trong năm nay, tỷ lệ nợ xấu gộp ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Nợ xấu nội bảng dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ có thể rơi vào khoảng 6% trong năm 2022, thậm chí cao hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...