Xe buýt của doanh nghiệp vận tải Bảo Yến chi nhánh ở TP.HCM, hay những xe buýt của các tuyến đóng ở Công viên 23/9 (quận 1) “phơi nắng” nhiều hơn hoạt động
Tiếp tục bàn về vấn đề trợ giá đối với Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) ở TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Thuỷ (Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT) cho rằng: VTHKCC bắt buộc phải có trợ giá, cần giải pháp sao cho hiệu quả nhất.
Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn người dân, chuyên gia cho rằng cần phải cân nhắc, xem xét mức phí cũng như tính hiệu quả.
Do giá xăng dầu đã tăng cao mức kỷ lục trong vòng 8 năm qua, nhiều người dân Hà Nội, đặc biệt là công chức, học sinh, sinh viên đã chuyển sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Từ nay, xe và tàu khách sẽ được phép hoạt động tối đa tần suất, không yêu cầu ngồi giãn cách trên phương tiện. Riêng với xe khách các địa phương được quyết định theo tình hình thực tế, đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán của người dân.
Trong thời gian đầu khai thác thương mại, tính trung bình, mỗi chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ khai thác khoảng hơn 8% sức chở tối đa của đoàn tàu. Nhìn đoàn tàu sức chứa tối đa 960 người, chạy liên tục 15 phút/chuyến nhưng chỉ có vài chục hành khách mỗi chuyến khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả đầu tư của dự án này.
Từ đầu năm 2022, TP.HCM sẽ thí điểm chạy năm tuyến buýt điện nội đô, khởi đi từ khu đô thị Vinhome Grand Park đến nhiều địa điểm trong thành phố. Ngân sách trợ giá 44%.