Thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm
VN-Index trong phiên giao dịch sáng 25/5 tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng 1.060 điểm với thanh khoản thấp, sau đó phục hồi tăng điểm trở lại với thanh khoản cải thiện tốt hơn. Kết phiên giao dịch ngày 25/5, VN-Index tăng 2,84 điểm (0,27%) lên mức 1.064,63 điểm. Độ rộng duy trì tiêu cực với 216 mã giảm điểm (02 mã giảm sàn), 172 mã tăng điểm (08 mã tăng trần) và 48 mã tham chiếu. HNX-Index tích cực hơn tăng 0,82 điểm (0,38%) lên 216,78 điểm, độ rộng HNX tiêu cực với 88 mã giảm điểm (7 mã giảm sàn), 74 mã tăng điểm (7 mã tăng trần) và 62 mã giữ giá tham chiếu. Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 13.359 tỷ đồng, giảm 12,50% so với phiên hôm qua cho thấy sự phân hóa, phục hồi không đồng đều trong thị trường và áp lực điều chỉnh ở mức trung bình.
Sau 2 quyết định số 950/QĐ-NHNN và 951/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2023 về giảm các mức lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Chỉ thị số 02 về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023 để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phản ánh kém tích cực trước những thông tin trên khi đa phần tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản gia tăng trên mức trung bình với: STB (-1,46%), VPB (-1,03%), SHB (-0,84%), MBB (-0,81%)... ngoài các ngân hàng tăng giá nhẹ như: VCB (+0,65%), BID (+0,57%), LPB (+0,36%). Trong khi đó nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, cao su lại có diễn biến tích cực nhất khi NTC (+12,45%) tăng mạnh sau khi có quyết định giao đất mở rộng KCN, các cổ phiếu khác cũng tăng mạnh, thanh khoản gia tăng như: PHR (+5,40%), IDC (+4,56%), GVR (+4,04%), SIP (+3,50%)... VN-Index tăng điểm nhưng thị trường phân hóa lớn với số giảm điểm chiếm ưu thế, trong đó nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số chịu áp lực điều chỉnh sau những phiên tăng điểm với: APS (-3,27%), FTS (-2,72%), AGR (-2,68%), CTS (-2,11%)...
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức gần cao nhất trong ngày, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và ở mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua đang có dấu hiệu mạnh lên, và đà giảm tạm thời chững lại. Tuy nhiên, việc thanh khoản sụt giảm khá cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, do đó, khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn.
“Trong phiên giao dịch hôm nay 26/5, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại hỗ trợ 1.055 – 1.060 điểm và lực bán tại kháng cự 1.065 – 1.070 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”, chuyên gia của ASEANSC dự báo.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), đồ thị kỹ thuật hình thành cây nến Doji xanh từ vùng hỗ trợ mạnh 1.055 - 1.060 điểm (điểm hội tụ giữa 3 đường MA20, MA50 và MA100). Tuy nhiên, thanh khoản không đột biến cho thấy lực cầu vẫn đang quan sát.
“Xu hướng đi ngang sẽ duy trì trong phiên cuối tuần. Nhà đầu tư có thể tiếp tục lướt sóng theo dòng tiền với các nhóm như dầu khí và khu công nghiệp, bên cạnh đó, có thể giải ngân vào nhóm kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ như nhóm nhiệt điện, chăn nuôi và công nghệ”, chuyên gia của Agriseco nhận định.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) phân tích, về góc nhìn kỹ thuật, lực cầu về cuối phiên đã giúp cho VN-Index tạo nến tương tự mẫu hình nến hammer. Trong 10 phiên giao dịch gần nhất, VN-Index liên tục rung lắc và lực cầu luôn xuất hiện trở lại khi chỉ số chung chạm 1.055 – 1.060, thể hiện vùng điểm này hiện vẫn đang là hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn.
“Xét về khung đồ thị giờ, RSI và MACD đã cho tín hiệu tạo đáy đầu tiên, tuy nhiên chỉ báo ADX vẫn đang ở mức thấp cho thấy VN-Index sẽ vẫn duy trì xu hướng phân hóa, tăng giảm đan xen từ 3 – 5 phiên tới. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu, chỉ giải ngân thêm khi-VN Index có xu hướng vượt lên trên vùng điểm 1.070 và thanh khoản mua chủ động gia tăng tốt trở lại”, chuyên gia của VCBS khuyến nghị.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.