Dự kiến danh mục này sẽ đồng bộ các chú giải, mã số và mô tả nhằm thúc đẩy tự do luân chuyển hàng hóa, hội nhập kinh tế trong khu vực.
Trên cơ sở Danh mục AHTN 2022 đã được phê duyệt, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019.
Dự thảo gồm 21 phần, 97 Chương, có tổng số 16.726 dòng hàng bao gồm các cấp độ 4 số, 6 số và 8 số, trong đó có 14.970 dòng hàng giữ nguyên mô tả tiếng Anh so với phiên bản AHTN 2017 và 1756 dòng hàng mô tả mới.
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 đã quy định: “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.
Cụ thể, Danh mục Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới được sửa đổi, bổ sung theo kỳ hạn 5 năm 1 lần nhằm cập nhật các mặt hàng có thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp sau phiên bản HS 2017, phiên bản Danh mục HS 2022 đã được Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng và phê chuẩn vào ngày 28/6/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) cũng được định kỳ sửa đổi 5 năm 1 lần trên cơ sở những sửa đổi của Danh mục HS. Trên cơ sở phiên bản Danh mục HS 2022 của Tổ chức Hải quan thế giới, Danh mục AHTN 2022 được các nước ASEAN rà soát, xây dựng chi tiết ở cấp độ 8 số để đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại trong khu vực. Hiện nay, qua 10 phiên đàm phán giữa các nước ASEAN, Danh mục AHTN phiên bản 2022 đã được hoàn thiện. Theo kế hoạch, Danh mục AHTN 2022 cần nội luật hóa dưới hình thức ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Việc xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 là cần thiết để cập nhật kịp thời những thay đổi về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa trên cơ sở sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017 hiện hành để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng quốc tế giai đoạn mới.
Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 cũng là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi (MFN), các biểu thuế ưu đãi đặc biệt (FTA) của Việt Nam giai đoạn 2022-2026, phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa khu vực và quốc tế.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.