Quyết định bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ ngày 14/5 đã làm dấy lên lo ngại về khả năng nước này sẽ hạn chế xuất khẩu gạo. Điều đó đã khiến các nhà kinh doanh gạo tăng cường thu mua và đặt các đơn hàng không thường xuyên với thời gian giao hàng lâu dài.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Ấn Độ có xem xét bất kỳ biện pháp hạn chế nào đối với xuất khẩu gạo hay không, Bộ trưởng Lương thực Sudhanshu Pandey cho biết:
Ấn Độ hiện có nhiều gạo dự trữ và giá gạo trong nước đang thấp hơn giá chính phủ ấn định mua của nông dân.
Chính phủ đang dự trữ trong kho 57,82 triệu tấn gạo đã xay xát, cao hơn gấp 4 lần so với mục tiêu là 13,54 triệu tấn.
Theo Reuters đưa tin, Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia, và bất kỳ đơn hàng nào của nước này giảm sút cũng sẽ dẫn đến lạm phát lương thực. Ấn Độ, cũng là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới sau Trung Quốc, chiếm hơn 40% thị phần gạo toàn cầu.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt kỷ lục 21,5 triệu tấn vào năm 2021, nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn nhà xuất khẩu gạo lớn tiếp theo thế giới - Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ.
Vì sản lượng lúa gieo sạ vụ hè hàng năm của Ấn Độ chiếm hơn 85% tương đương 129,66 triệu tấn, nên lượng nước mưa từ thời tiết gió mùa của vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cây trồng.
Riêng về xuất khẩu đường, Bộ trưởng Pandey cho biết chính phủ không có kế hoạch tăng trần.
Tháng trước, New Delhi đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu đường lần đầu tiên sau sáu năm bằng cách hạn chế xuất khẩu mặt hàng này ở mức 10 triệu tấn.
Ông Aditya Jhunjhunwala, chủ tịch Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất, đã yêu cầu chính phủ cho phép xuất khẩu nhiều hơn vì dự kiến vụ thu hoạch năm nay sẽ đat năng suất cao hơn.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.