“Ông lớn” Kinh Đô thu về xấp xỉ 35 tỷ đồng mỗi ngày
Công ty CP Tập đoàn Kido (KDC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với mức tăng trưởng cao kỷ lục. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của Kido đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 6.352 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng doanh thu từ ngành dầu ăn chiếm 83% và ngành hàng thực phẩm chiếm 17%. Mức doanh thu kể trên tương đương với việc Kido thu về xấp xỉ 35 tỷ đồng mỗi ngày.
Đáng chú ý, đi cùng đà tăng doanh thu là biên lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng từ mức 19% kỳ trước lên 23% kỳ này nhờ hoạt động sản xuất và giá bán hiệu quả. Kết quả, lãi gộp Kido thu về được trong 6 tháng vừa qua đã tăng 53%, đạt 1.439 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí phát sinh, nhà sản xuất này ghi nhận 427 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế công ty ghi nhận cũng tăng mạnh, tương đương mức đỉnh lịch sử năm 2017 (năm có lãi đột biến nhờ bán mảng bánh kẹo).
Ban lãnh đạo Kido cho biết kết quả kinh doanh khả quan kể trên là nhờ công ty tăng cường các hoạt động bán hàng vào kênh hiện đại (siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi…) và đầu tư công nghệ số thúc đẩy kênh bán hàng trực tuyến.
Công ty Thực phẩm Bích Chi thu về gần 400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Công ty Thực phẩm Bích Chi (BCF) - vừa công bố doanh thu thuần quý II tăng trưởng 23% lên gần 205 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu xuất khẩu tăng trưởng 32% đạt 158 tỷ và thị trường trong nước đi ngang quanh 47 tỷ đồng.
Biên lãi gộp tốt hơn cùng kỳ đạt đến 29% cộng thêm một khoản lãi tỷ giá đáng kể giúp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng vọt 123% lên 37,5 tỷ đồng.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty sản xuất thực phẩm thu về gần 400 tỷ đồng (hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày), tăng 30% so với nửa đầu năm ngoái và lập con số kỷ lục mới. Chỉ tiêu lãi sau thuế cũng lập đỉnh mới 73 tỷ đồng, cao hơn 91% so với cùng kỳ.
Năm nay Bích Chi đặt mục tiêu 600 tỷ doanh thu và 100 tỷ lợi nhuận trước thuế. Với con số lãi trước thuế 91,5 tỷ đồng trong nửa đầu năm thì đơn vị này đã hoàn thành hơn 91% kế hoạch lãi cả năm.
Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang lãi gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm ngoái
Một công ty cùng ngành sản xuất thực phẩm khác là Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) cũng có kết quả đột biến. Doanh thu quý II tăng trưởng 28% đạt mức 119 tỷ đồng.
Nhờ giá vốn tăng chậm nên lãi gộp cao 113% đạt gần 32 tỷ đồng và có thêm lãi tỷ giá hơn 2 tỷ đồng. Do vậy dù một số chi phí gia tăng nhưng công ty vẫn báo lãi 16,5 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả lũy kế từ đầu năm ghi nhận quy mô doanh thu mở rộng 41% lên 247 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng đến 360% đạt hơn 36 tỷ đồng. Đây đều là các con số kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Sa Giang.
Sa Giang đặt kế hoạch khá tham vọng cho năm nay với chỉ tiêu doanh thu tăng gấp rưỡi lên 587 tỷ và lãi sau thuế tăng 89% ở mức 60 tỷ đồng. Như vậy công ty đã hoàn thành 42% mục tiêu doanh số và 61% con số lợi nhuận năm.
Công ty có quy mô tổng tài sản nhỏ hơn đối thủ chính với chỉ gần 250 tỷ đồng. Tuy nhiên chất lượng nguồn vốn lại ổn định hơn khi có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 100 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ 71 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KDC chốt phiên 20/7 ở mức giá 61.400 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch 798.000 đơn vị.
Cổ phiếu BCF của Bích Chi có thanh khoản rất thấp với mức giá hiện 35.800 đồng, tương đương vốn hóa gần 1.000 tỷ đồng. Trong khi SGC của Sa Giang thậm chí còn không có giao dịch kể từ giữa tháng 5 đến nay, vốn hóa doanh nghiệp khoảng 600 tỷ đồng tại thị giá 82.500 đồng.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.