Căn biệt thự cổ được xây từ năm 1932, ban đầu có tên là Nguyễn Hữu Hào.
Ông Nguyễn Hữu Hào đã tặng cho con gái là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (sau lấy hiệu là Nam Phương hoàng hậu) làm của hồi môn đi lấy chồng nên dinh thự được đổi tên thành cung Nam Phương hoàng hậu.
Toàn cảnh phía trước cung Nam Phương hoàng hậu
Công trình được khởi xây từ năm 1932
Dinh thự gồm 3 tầng, có màu vàng chủ đạo được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp.
Tầng 1 gồm có phòng chờ, phòng tiếp khách, phòng mời cơm với các nhóm bạn bè ít người của Nam Phương hoàng hậu. Hiện nay, các phòng ở tầng 1 được Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng lưu giữ và trưng bày các hiện vật, đồ dùng hằng ngày được Nam Phương hoàng hậu cùng gia đình sử dụng khi có thời gian lưu trú vài tháng ngắn ngủi vào năm 1946 trước khi bà sang Pháp năm 1947.
Phòng đón khách ở tầng 1
Tầng 2 là nơi ở chính của Nam Phương hoàng hậu và gia đình. Ngay phía bên tay trái khi bước lên tầng 2 là phòng ở cho khách của Nam Phương hoàng hậu.
Đây là căn phòng nhỏ nhất trong 4 căn phòng tại căn biệt thự cổ. Dù nhỏ và tối giản nhưng căn phòng này vẫn toát lên vẻ sang trọng, đậm chất quý tộc. Một số điểm nhấn như máy nghe nhạc, tranh, … vẫn được giữ nguyên.
Lối đi lên tầng 2
Phòng ngủ cho khách tại dinh thự
Đối diện phòng khách là phòng của Thái tử Bảo Long được bày trí với một vài bức tranh về vị thái tử này. Trong phòng có thêm 2 thanh bảo kiếm cùng chiếc bàn làm việc được sơn son thếp vàng đầy uy nghiêm. Từ ban công phòng của Thái tử Bảo Long có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Đà Lạt.
Phòng ngủ của Thái tử Bảo Long
Phía cuối tầng 2 là căn phòng của Nam Phương hoàng hậu có diện tích khoảng 35 mét vuông, với thiết kế sang trọng và nhiều nội thất bên trong. Phòng của Nam Phương hoàng hậu hiện tại vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn các hiện vật như cây đàn piano, chiếc điện thoại bàn… Đặc biệt, phải kể đến Phượng bào của Nam Phương hoàng hậu được trưng bày trong tủ kính cùng nhiều ảnh chân dung của bà và gia đình.
Phòng của Nam Phương hoàng hậu
Một số bức thư của Nam Phương hoàng hậu cho vua Bảo Đại từ Pháp
Phòng còn lại ở tầng 2 là phòng ngủ của ông Nguyễn Hữu Hào và phu nhân. Phòng được bày trí tối giản hơn nhưng vẫn tỏ ra rất uy nghi với nhiều vật dụng xa xỉ thời bấy giờ.
Phòng của ông Nguyễn Hữu Hào và phu nhân
Tầng 3 trước đây là nơi để tổ chức yến tiệc nhưng hiện tại đã được thay đổi công năng bằng việc trưng bày tất cả vật dụng đã được gia đình Nam Phương hoàng hậu sử dụng ở thế kỷ trước.
Không gian tầng 3
Một số hiện vật được trưng bày ở tầng 3
Hiện nay, du khách chỉ cần bỏ ra khoảng 20.000 đồng để mua vé vào cổng Bảo tàng Lâm Đồng để tham quan Cung Nam Phương hoàng hậu.
Theo Người Lao Động
Cùng với cơm hến, lẩu thả, bún nước lèo... bánh mì Sài Gòn vừa được công nhận là kỷ lục châu Á. Đây là lần thứ tư Tổ chức Kỷ lục châu Á công bố các kỷ lục mới cho ẩm thực, đặc sản Việt Nam với sự đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings).
Quận 7 (TP.HCM) đang mở nhiều tuyến du lịch đường thủy mới, khởi hành từ bến Ngôi Sao Việt. Một số tuyến kết nối với Đồng Nai qua tour du lịch golf rất thuận tiện, di chuyển bằng cano cao tốc chỉ mất khoảng 25 phút.
Đen Vâu, Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn... đều làm từ thiện từ chính những sản phẩm nghệ thuật do họ sản xuất và sáng tạo.
Thiếu bến bãi khiến du lịch đường sông TP.HCM khó phát triển xứng tầm dù nhiều tiềm năng, thậm chí được ví như mỏ vàng. Không chỉ doanh nghiệp vận hành cano phục vụ du lịch đường sông gặp khó mà nhiều người muốn sở hữu du thuyền cũng không biết đậu ở đâu.
TP.HCM mở mới nhiều tour du lịch đường thủy, khởi hành định kỳ hàng ngày, xuất phát từ bến Bạch Đằng hoặc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Người dân và du khách đã có thể vi vu trải nghiệm sông nước Sài Gòn với khung giờ cố định.
Hơn 60 gôn thủ huyền thoại thế giới không chỉ tranh tài gay cấn với những đường swing tuyệt đẹp trên sân Vinpearl Golf Nha Trang, chiêm ngưỡng các địa danh nổi tiếng trong lễ diễu hành rước cúp, mà còn tham quan và khám phá cảnh sắc, ẩm thực, con người của thành phố biển...