Thứ hai, 25/11/2024

Bình Dương đứng trước áp lực lớn cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng

14/07/2022 2:59 PM (GMT+7)

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, HĐND tỉnh Bình Dương đánh giá tình kinh tế xã hội Bình Dương từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục đối diện nhiều thách thức.

Kinh tế, xã hội Bình Dương tiếp tục đối diện nhiều thách thức

Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội kinh tế, xã hội Bình Dương tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh, ngày 14/6, UBND tỉnh cho biết, trong số 34 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt; 4 chỉ tiêu chưa đạt. Các chỉ tiêu còn lại duy trì ở mức tăng trưởng ổn định, dự kiến đến cuối năm đạt.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,84% so với cùng kỳ năm 2021. Ông Nguyễn Văn Dành – Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Đây là mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ 2 năm 2020, 2021. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,35% (cùng kỳ tăng 8,23%)".

ADVERTISING
Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đỗ Trọng

Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đỗ Trọng

Trong 6 tháng đầu năm, Bình Dương  có 3.023 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 18.896 tỷ đồng (tăng 9,4% về số lượng và giảm 22,9% về số vốn so cùng kỳ).

Số doanh nghiệp đăng ký giải thể giảm 37,5% so cùng kỳ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phục hồi kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Kết quả thực hiện đầu tư công trong 6 tháng đầu năm  có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công là 2.190 tỷ đồng, đạt 24,6% kế hoạch HĐND tỉnh giao, và đạt 24,9% kế hoạch Trung ương giao.

Tỷ lệ giải ngân đạt cao hơn so với cùng kỳ và đứng thứ 2 so với các địa phương lân cận trong vùng Đông Nam Bộ.

Về tài chính tín dụng, ước thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm  đạt 34.800 tỷ đồng, đạt 58% dự toán HĐND tỉnh và 59% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Tổng chi ngân sách thực hiện 6.850 tỷ đồng, đạt 34% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ.

Dịch bệnh Covid-19 cuối năm 2021 khiến nhiều hoạt động kinh tế ở Bình Dương bị đình trệ. Trong ảnh: Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở TP.Thủ Dầu Một năm 2021. Ảnh: Nguyên Vỹ

Dịch bệnh Covid-19 cuối năm 2021 khiến nhiều hoạt động kinh tế ở Bình Dương bị đình trệ. Trong ảnh: Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở TP.Thủ Dầu Một năm 2021. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh cho biết, kinh tế, xã hội Bình Dương vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cuối năm 2021 khiến các hoạt động kinh tế đình trệ. Đầu năm 2022, dịch Covid-19  được cơ bản kiểm soát, các hoạt động bước đầu quay trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình hình trong nước cũng như tỉnh Bình Dương.

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu phát triển  kinh tế, xã hội Bình Dương

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bình Dương cho biết, Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Kinh tế - Xã hội thống nhất với báo cáo của UBND tỉnh.

Theo bà Hạnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát. Tuy nhiên, khả năng xuất hiện biến chủng mới của Covid-19 có nguy cơ ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bình thường mới và tiến trình phục hồi kinh tế.

KCN Việt Nam - Singapore (VSIP 1) là một trong những khu công nghiệp hiện đại kiểu mẫu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bình Dương.. Ảnh: Nguyên Vỹ

KCN Việt Nam - Singapore (VSIP 1) là một trong những khu công nghiệp hiện đại kiểu mẫu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Để đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội Bình Dương theo Nghị quyết HĐND tỉnh, cần sự nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp trong 6 tháng còn lại của năm 2022.

Bà Hạnh nhấn mạnh, trong số 34 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội Bình Dương được thông qua tại Nghị quyết số 42/NQ-HĐND, có 4/34 chỉ tiêu đạt thấp.

Về thu ngân sách, so sánh với cùng kỳ 2021, ước thu ngân sách đạt tỷ lệ thấp hơn; chỉ bằng 95% so cùng kỳ, thu nội địa đạt 91% so cùng kỳ.

Và mức thu từ thuế xuất nhập khẩu tăng 4%; vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng so cùng kỳ là 41%.

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho biết, dù tỉnh đã có nhiều giải pháp trong triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, nhưng tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vẫn còn khá chậm.

Với khối lượng giải ngân còn lại khá lớn trong 6 tháng cuối năm, tỉnh cần hết sức nỗ lực tập trung thực hiện.

"Các tồn tại, vướng mắc trong đầu tư công phần nào được tháo gỡ nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công", bà Hạnh nói.

Công tác lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm. Điều ành ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người sử dụng đất.

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua TP.Thuận An. Nguyên Vỹ

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua TP.Thuận An. Nguyên Vỹ

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội Bình Dương.

Đồng thời, năm 2022 là năm bứt phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025).

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ban Kinh tế - Ngân và Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhấn mạnh vào các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện.

Theo đó, tỉnh cần khẩn trương triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 11 năm 2022 của Chính phủ về phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với đó là Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, có giải pháp căn cơ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhất là trong công tác bồi thường.

"Tỉnh cần đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, xây dựng, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế", Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.