Sau nhiều năm "đứng hình" vì chờ đợi mặt bằng, nhiều cây cầu ở TP.HCM đã được tiếp tục thi công, dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành và đưa vào phục vụ người dân TP.HCM.
Nguồn vốn đầu tư dự án và bề rộng mặt cắt ngang giai đoạn 1 do các địa phương đề xuất vẫn chưa đồng bộ trên toàn tuyến là những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Vành đai 4 TP.HCM.
Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, kết quả phát triển nhà ở xã hội thời gian qua còn thấp. Nguyên nhân là việc phát triển nhà ở xã hội còn nhiều bất cập, vướng mắc như công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án rất khó khăn, kéo dài, thậm chí không thực hiện được…
Tính đến ngày 9/10, lũy kế giải ngân thực tế của TP.Thủ Đức (TP. HCM) là 351.942 triệu đồng, đạt tỷ lệ 13,5% so với kế hoạch vốn được giao. Giải ngân vốn đầu tư công TP.Thủ Đức thấp hơn kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đã đề ra.
Dự kiến trong tháng 10/2023, sau khi có ý kiến thống nhất phương án thực hiện nhằm tháo gỡ vướng mắc, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 sẽ được đẩy nhanh theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Gần 6 tháng kể từ ngày tái thi công trở lại, dự án cầu Nam Lý (TP.Thủ Đức) hiện đã hoàn thành thi công cọc khoan nhồi một số trụ, khối lượng thi công đạt khoảng 52% giá trị hợp đồng.
Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của thành phố đã giải ngân được 29% tổng số vốn đã giao.
Sau nhiều năm tạm ngừng chờ giải phóng mặt bằng, cầu Phước Long mới nằm đường Phạm Hữu Lầu, bắc qua rạch Phú Xuân, nối quận 7 và huyện Nhà Bè (TP.HCM) chuẩn bị thi công ngày 20/7.
Theo quyết định của UBND TP.HCM, giá bồi thường dự án vành đai 3 TP.HCM cao nhất tại đường Nguyễn Duy Trinh với hơn 73 triệu đồng/m2.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM đề xuất kinh phí hơn 760 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm đường vào nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi.