Rất đông người dân TP.HCM mua cá lóc nướng để cúng Thần tài mùng 10 tháng Giêng. Có gia đình phải huy động cả nhà, bán hơn 3 tấn cá lóc nướng từ tờ mờ sáng.
Hàng năm, con đường này tấp nập người mua, kẻ bán trong ngày ông Táo về trời. Nhưng năm nay, không khí ảm đạm bao trùm, “thiên đường” cá lóc nướng đìu hiu, vắng khách thê thảm...
Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được thiên nhiên ban tặng vô số loài cá nước ngọt cùng nhiều món ăn đặc sản có thể kể đến, như: lẩu mắm, cá lóc nướng trui, lươn um rau ngổ…
Tận dụng nguồn nguyên liệu cá nước ngọt dồi dào, phong phú và đa dạng, người dân An Giang chế biến thành đủ loại cá khô trứ danh, mà người Nam bộ hay nói gọn là khô. Khô cá lóc, cá chốt, cá trèn, cá sặc, cá chạch… Loại nào cũng thơm ngon, độc đáo, đậm đà hương vị đặc trưng của quê hương miền sông nước.
Chẳng biết từ bao giờ, câu ca “Gió đưa gió đẩy/ về rẫy ăn còng/ về sông ăn cá/ về đồng ăn cua” đã thấm vào suy nghĩ của thế hệ chúng tôi. Có lẽ, những ai sinh ra và lớn lên ở chốn quê nghèo, đều gắn tuổi thơ với con cá, con cua và ký ức đó vẫn còn vẹn nguyên cho đến bây giờ.
Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, trải dài ba tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Đến vùng Đồng Tháp Mười, không chỉ tận hưởng khung cảnh thiên nhiên với những cánh rừng tràm, ruộng sen bát ngát; vườn cò sân chim hoang dã mà còn được thử những món ngon hương vị đồng quê.
Nằm trên tuyến Lộ Vòng Cung một thời rực lửa chiến tranh, huyện Phong Điền ngày nay như một vành đai xanh ôm trọn trung tâm thành phố Cần Thơ và trở thành điểm nhấn về du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Gọi là cá lóc nướng mía vì trong thân mỗi con cá đều xóc một cây mía đã róc sạch vỏ. Ngoài tác dụng giúp người làm xoay trở cá trong quá trình nướng, nước ngọt từ mía còn thấm vào thân cá, giúp món cá nướng thơm ngon hơn.