Tin từ Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, cả nước hiện có 10 công ty vận tải container, sở hữu 48 tàu container với tổng sức chứa 39.519 TEUs, tổng trọng tải 548.236 DWT.
Đội tàu container của Việt Nam mới đảm nhận được thị trường nội địa
Trong số này có 13 tàu trên 25 tuổi, 3 tàu trên 20 tuổi, 15 tàu có trọng tải từ 300 TEUs đến dưới 600 TEUs chỉ có thể chạy trong nước.
Còn lại, 17 tàu có trọng tải từ 600 TEUs trở lên, trong đó có 14 tàu có trọng tải từ 1.000 đến 1.800 TEUs có thể chạy các tuyến ở khu vực Nội Á.
Với quy mô hiện tại, đội tàu container của Việt Nam chỉ có khả năng đảm nhận thị trường nội địa và hoạt động tuyến quốc tế ngắn đi Hồng Kông, còn lại thị phần vận tải vẫn hoàn toàn nằm trong tay của các hãng tàu nước ngoài.
Điều này càng trở nên đáng tiếc hơn khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu hấp dẫn. Ngay cả trong thời điểm dịch Covid- 19 tác động nặng nề lên nền kinh tế, tổng lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn có xu hướng tăng.
Thống kê của Cục Hàng hải VN cho thấy, sản lượng hàng hóa qua cảng biển năm 2021 đạt 706 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020 và tăng 6,25 % so với năm 2019.
Trong đó, lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 7% so với năm 2020 và tăng 22,2% so với năm 2019.
Riêng lượng hàng container do đội tàu biển Việt Nam thực hiện đạt hơn 3 triệu TEUs. Phần còn lại được vận chuyển bằng phương tiện thủy SB kết nối giữa các cảng biển Việt Nam, hoặc từ cảng biển Việt Nam vào các bến cảng thủy nội địa.
Nhu cầu thuê xe tự lái dịp cận Tết tăng mạnh khiến giá thuê cũng được đẩy lên cao, đặc biệt người dùng năm nay đã chuyển hướng sang thuê xe điện và thuê xe có lái.
Trồng đào Tết giúp người dân vùng cao Sơn La có nguồn thu nhập cao. Năm 2025, có gia đình bán được 500 gốc đào, với giá bán từ 1,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/gốc, bình quân được 3 triệu đồng/gốc, thu nhập 1,5 tỷ đồng.
Giá vàng SJC hôm nay 23/1, niêm yết ở mức 86,4 – 88,4 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). So với phiên liền trước, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra
Mô hình Machine Learning của VPI dự báo giá xăng dầu bán lẻ tăng trong kỳ điều hành ngày 23/1, giá dầu tăng mạnh từ 3,8-4,9% nếu không trích lập Quỹ bình ổn giá
Hàng trăm gốc mai quy tụ, khoe sắc tại buổi triển lãm mai vàng Đà Nẵng lần thứ ba đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng
Bên cạnh vàng miếng SJC, vàng nhẫn cũng tăng mạnh nhất là 1,35 triệu đồng. Vàng SJC của Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 86 - 88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Nhu cầu thuê xe tự lái dịp cận Tết tăng mạnh khiến giá thuê cũng được đẩy lên cao, đặc biệt người dùng năm nay đã chuyển hướng sang thuê xe điện và thuê xe có lái.
Trồng đào Tết giúp người dân vùng cao Sơn La có nguồn thu nhập cao. Năm 2025, có gia đình bán được 500 gốc đào, với giá bán từ 1,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/gốc, bình quân được 3 triệu đồng/gốc, thu nhập 1,5 tỷ đồng.
Giá vàng SJC hôm nay 23/1, niêm yết ở mức 86,4 – 88,4 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). So với phiên liền trước, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra
Mô hình Machine Learning của VPI dự báo giá xăng dầu bán lẻ tăng trong kỳ điều hành ngày 23/1, giá dầu tăng mạnh từ 3,8-4,9% nếu không trích lập Quỹ bình ổn giá
Hàng trăm gốc mai quy tụ, khoe sắc tại buổi triển lãm mai vàng Đà Nẵng lần thứ ba đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng
Bên cạnh vàng miếng SJC, vàng nhẫn cũng tăng mạnh nhất là 1,35 triệu đồng. Vàng SJC của Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 86 - 88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).