Thứ ba, 30/04/2024

Các đạo luật kiểm soát buộc nguyên liệu gỗ hợp pháp của Việt Nam đảm bảo 100%

28/10/2022 6:32 PM (GMT+7)

Phát triển chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững trong lâm nghiệp là một trong những điều kiện sống còn cho ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Việt Nam vẫn đối diện nạn buôn bán gỗ trái phép

Gỗ và sản phẩm từ gỗ là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này ngày càng gia tăng trong suốt thập kỷ qua.

Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, từ nước công nghiệp chế biến gỗ hầu như chưa có gì, đến nay, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đã đạt khoảng 16 tỷ USD. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp, thành tích này đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á, và thứ 5 trên thế giới.

Đưa gỗ nguyên liệu vào chế biến ở một xưởng gỗ tại Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Đưa gỗ nguyên liệu vào chế biến ở một xưởng gỗ tại Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Riêng Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt hơn 1 tỷ USD; chiếm 9,2 % thị phần xuất khẩu.

Cả nước hiện có gần 14.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc và các sản phẩm khác từ gỗ với quy mô khác nhau.

Các doanh nghiệp gỗ đang tạo ra hơn 500.000 việc làm dài hạn cho người lao động. Kết quả này góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới. Theo dự báo, vào năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Điển cũng nhìn nhận, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, liên quan đến nạn khai thác và buôn bán gỗ trái phép.

Vì thế, để đạt được mục tiêu xuất khẩu nêu trên, ngành gỗ trong nước còn nhiều việc phải làm. Trong đó, Việt Nam cần tạo ra các chuỗi giá trị từ nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho tới khâu xuất khẩu.

Nghĩa là Việt Nam cần có giải pháp quyết liệt và toàn diện để đảm bảo ngành gỗ Việt Nam tăng trưởng bền vững và hợp pháp, đồng thời thúc đẩy quản trị rừng tốt hơn.

Việt Nam cần tạo ra các chuỗi giá trị từ nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho tới khâu xuất khẩu. Ảnh: Trần Khánh

Việt Nam cần tạo ra các chuỗi giá trị từ nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho tới khâu xuất khẩu. Ảnh: Trần Khánh

Tại Diễn đàn Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam, tổ chức ở Bình Dương ngày 28/10, ông Điển tiếp tục nhấn mạnh: "Hợp pháp và bền vững là 2 từ khóa cho ngành gỗ trong bối cảnh mới".

Bởi vì hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đưa ra các quy định mới về gỗ hợp pháp. Động thái này nhằm góp phần chống lại nạn khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp ở các nước sản xuất.

"Việt Nam cần đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nói.

Sức ép từ thị trường thế giới

Năm 2008, Mỹ ban hành quy định cấm nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Năm 2010, EU ban hành Quy chế cấm nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Năm 2012, Australia ban hành Luật chống khai thác gỗ bất hợp pháp.

Tại châu Á, năm 2016, Nhật Bản ban hành "Luật gỗ sạch". Năm 2018, Hàn Quốc cũng ban hành Luật sử dụng gỗ bền vững.

Như vậy, cùng với EU, nhiều thị trường quốc tế chủ yếu của mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, đều đã ban hành các đạo luật riêng nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, và các sản phẩm gỗ vào thị trường của mình.

Hầu hết các thị trường quốc tế đều đã ban hành các đạo luật riêng nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, và các sản phẩm gỗ. Ảnh: Trần Khánh

Hầu hết các thị trường quốc tế đều đã ban hành các đạo luật riêng nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, và các sản phẩm gỗ. Ảnh: Trần Khánh

Ông Antti Kurvinen – Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp Phần Lan chia sẻ, rừng bao phủ hơn 75% diện tích đất tự nhiên ở Phần Lan.

Luật pháp về rừng của Phần Lan dựa trên nguyên tắc quản lý bền vững 3 yếu tố: Sinh thái, xã hội và kinh tế.

Quản lý thiên nhiên là 1 phần của hoạt động lâm nghiệp hàng ngày ở Phần Lan. Nhờ sự phát triển của thực hành lâm nghiệp và các mô hình hiệu quả, khoảng 30 loài trong danh sách bị đe dọa tuyệt chủng đã được đưa ra khỏi danh sách vào năm 2019.

Ở Phần Lan, việc kiểm kê rừng được tiến hành 5-10 năm/lần từ năm 1920. Các cuộc kiểm kê rừng quốc gia tạo thành một chuỗi thời gian duy nhất về sự phát triển rừng của Phần Lan.

Ông Deutsche Zusammenarbeit, đại diện Sứ quán Đức cho biết, tại CHLB Đức, đảm bảo chuỗi cung ứng gỗ bền vững là một trong những ưu tiên về mặt chính sách của Chính phủ.

Năm 2021, Chính phủ Đức đã thông qua Đạo luật về Hệ thống trách nhiệm giải trình doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng, viết tắt là Luật chuỗi cung ứng.

Đạo luật này quy định rằng những biện pháp đảm bảo an toàn về mặt xã hội và môi trường cần được thực hiện trong các chuỗi cung ứng gỗ tại Đức.

Ở cấp Liên minh Châu Âu, Chính phủ Đức đang vận động thông qua các tiêu chuẩn pháp luật áp dụng cho các chuỗi giá trị toàn cầu. Dự kiến, đề xuất này sẽ được phê chuẩn trước thời điểm cuối năm 2022.

Khách hàng  tham quan gian triển lãm gỗ nội thất xuất khẩu tại Công ty CP gỗ Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Khách hàng tham quan gian triển lãm gỗ nội thất xuất khẩu tại Công ty CP gỗ Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Ông Deutsche cho rằng, rõ ràng, gỗ và các sản phẩm gỗ có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Việt Nam cần nỗ lực tạo ra môi trường thúc đẩy quản trị rừng tốt. Việc này nhằm tạo thuận lợi truy xuất nguồn gốc gỗ, và thương mại bền vững.

"Hiệp định VPA/FLEGT chính là đòn bẩy, tạo điều kiện để Việt Nam giải quyết tận gốc vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp, quản lý rừng bền vững, thương mại gỗ có trách nhiệm", ông Deutsche nói.

Ông Phạm Văn Điển thừa nhận, quá trình thực thi Hiệp định VPA/FLEGT cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức không kém quá trình đàm phán.

Với quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các hộ trồng rừng, Tổng Cục Lâm nghiệp tin tưởng, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ được thực hiện thành công.

"Việt Nam sẽ sớm cấp phép FLEGT cho các lô hàng xuất khẩu vào EU, góp phần thúc đấy thương mại song phương giữa EU và Việt Nam, phát triển bền vững ngành chế biến gỗ Việt Nam", ông Điển nói.

Sau 6 năm đàm phán, Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực kể từ tháng 6/2019. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 102 vào tháng 9/2020 nhằm quy định những nội dung chính của hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Khi hệ thống cấp phép FLEGT đi vào vận hành, Việt Nam sẽ chỉ xuất khẩu sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT, hoặc giấy phép CITES vào thị trường EU.

Tương ứng, phía EU cũng sẽ chỉ cho phép gỗ Việt Nam vào thị trường nếu gỗ đó có giấy phép FLEGT, hoặc giấy phép CITES còn hiệu lực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.