Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển và đa văn hóa, chính vì vậy mà nền ẩm thực ở đây du nhập, pha trộn từ nhiều nơi.
1. Thịt kho nước dừa
Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho rệu, thịt kho hột vịt.
Hình ảnh nồi thịt kho nước dừa trông thật hấp dẫn (Ảnh ST)
Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét r thì các hộ gia đình Nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này kèm dưa giá.
2. Củ kiệu tôm khô
Củ kiệu tôm khô là món nhắm chính trong những ngày Tết miền Nam (Ảnh ST)
Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
3. Bánh tét
Món Bánh tét miền Nam (Ảnh ST)
Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau.
4. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt (Ảnh ST)
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
5. Dưa giá
Hình ảnh món dưa giá (Ảnh ST)
Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.
6. Lạp xưởng
Lạp xưởng nướng – Món ăn đặc sản của miền Nam (Ảnh ST)
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết, nhu cầu tìm mua lạc xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…
Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết thất thường, khi cái nóng gay gắt bất ngờ nhường chỗ cho không khí lạnh tràn về kèm theo những trận mưa lớn, có nơi lượng mưa vượt 150mm.
Cám gạo là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều tín đồ làm đẹp sử dụng để làm đẹp, chăm sóc da, dưỡng da và trị mụn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách chăm sóc da bằng cám gạo để sở hữu làn da trắng bóc, mịn màng.
Bữa tối thứ Năm với ngân sách 120.000 đồng cho 4 người sẽ mang đến hương vị dân dã từ cá, kết hợp rau xanh và trái cây, đảm bảo dinh dưỡng với tinh bột, đạm, chất xơ và khoáng chất.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết thất thường, khi cái nóng gay gắt bất ngờ nhường chỗ cho không khí lạnh tràn về kèm theo những trận mưa lớn, có nơi lượng mưa vượt 150mm.
Cám gạo là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều tín đồ làm đẹp sử dụng để làm đẹp, chăm sóc da, dưỡng da và trị mụn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách chăm sóc da bằng cám gạo để sở hữu làn da trắng bóc, mịn màng.
Bữa tối thứ Năm với ngân sách 120.000 đồng cho 4 người sẽ mang đến hương vị dân dã từ cá, kết hợp rau xanh và trái cây, đảm bảo dinh dưỡng với tinh bột, đạm, chất xơ và khoáng chất.