Chuyên gia Dimitar Bechev, giảng viên Nghiên cứu Nga và Đông Âu tại Trường Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu Oxford, đã nêu ra những khả năng chính theo những diễn biến gần đây nhất của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Ông Bechev cho rằng kịch bản rất có thể xảy ra là Nga sẽ dừng cuộc chiến, nhưng Nga sẽ kiểm soát một phần lãnh thổ của Ukraine mà quân đội Nga hiện đang chiếm giữ, nhưng không phải là toàn bộ, có thể là phần phía Đông đến sông Dnepr, bao gồm cả các thành phố mà quân đội Nga hiện chiếm ưu thế.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho đến nay vẫn từ chối tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao về những phát triển giữa Nga và Ukraine, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp ông Erdogan tại Ankara ngày 13/3.
Sau cuộc gặp, ông Erdogan tuyên bố các nỗ lực ngoại giao cần được đẩy mạnh, đồng thời lưu ý rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng hết sức để gắn kết cả hai bên".
Ông Bechev tin rằng có nhiều cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò hòa giải, nhưng điều này khó có thể xảy ra Nga chưa sẵn sàng để thực sự đàm phán.
Ông Bechev giải thích rằng kịch bản thứ hai có thể xảy ra là Tổng thống Nga Putin sẽ rút toàn bộ quân đội của mình, với việc người Ukraine chấp nhận nhượng bộ đối với các yêu cầu an ninh của Nga.
Ông Bechev nói: "Nhượng bộ có thể liên quan đến việc thiết lập chế độ ở Crimea; tính trung lập như một điều khoản trong Hiến pháp, và Ukraine không gia nhập NATO ".
Theo ông Bechev, nền kinh tế Nga đã bị vùi dập bởi các lệnh trừng phạt của nhiều quốc gia phương Tây. Ông nói: "Chúng tôi chưa biết tác động đầy đủ vì sẽ mất thời gian mới đánh giá hết được. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga là khá nghiêm trọng, không giống như các lệnh trừng phạt từ năm 2014, và chúng gây thiệt hại cho nền kinh tế. Có những kỳ vọng rằng nhóm kinh tế của Putin sẽ đưa ra các phương án dự phòng nhưng tôi không nghĩ rằng họ lường trước được lệnh trừng phạt khắc nghiệt như vậy".
Khi được hỏi về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Bechev cho biết mối quan hệ của nước này với Nga là "phức tạp". Theo ông Bechev, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang phải đối mặt với một số thách thức ở thời điểm này.
Ông Bechev giải thích rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiêng về phương Tây, họ đang giúp Ukraine, có các cuộc đàm phán với Mỹ và EU. Tuy nhiên, mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc đóng cửa không phận của mình đối với Nga vì ông ấy đang ở thế khó - ông ấy cảm thấy dễ bị tổn thương trước Putin vì vấn đề Syria. Ngoài ra, có rất nhiều sự bất bình ở Thổ Nhĩ Kỳ, với lạm phát cao và nếu mọi thứ diễn ra thực sự tồi tệ, tình hình kinh tế có thể xấu đi".
Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.