Chợ đêm trên mây kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên nền tảng số, do Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (VTC NOW), Chuyên trang Tạp chí Điện tử Hội nhập Văn hóa và Phát triển tổ chức.
Theo đại diện Ban tổ chức, Chợ đêm trên mây đã tổ chức phiên thí điểm lần thứ 5. Đây là hoạt động thiết thực, thực hiện tinh thần cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong bối cảnh tình hình mới và chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ cũng như của Thủ đô.
Phiên chợ giúp các chủ thể OCOP, những cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch, chế biến có nơi tiêu thụ sản phẩm. Từng bước hỗ trợ họ thích ứng với trạng thái bình thường vừa nới lỏng giãn cách từng bước vừa an toàn trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm...
Phát biểu khai mạc phiên chợ, ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, các diễn giả tại phiên chợ thứ 5 gồm 13 chủ thể OCOP và đặc sản vùng miền đến từ 05 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh và Hà Tĩnh.Các sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền mang đến giới thiệu tại Chợ đêm trên mây đã được Ban tổ chức kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ và cam kết về chất lượng sản phẩm của chủ thể. Đặc biệt, các sản phẩm này đều là đặc sản vùng miền của các địa pương, là những tài nguyên bản địa vô cùng quý giá.
Giải thích về cụm từ Chợ đêm trên mây, ông Nguyễn Trung Thành – Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN cho biết: "Chợ đêm trên mây" nghĩa là phiên chợ họp trên nền tảng số, phát vào buổi tối. Đây là nơi giúp các chủ thể thực hành kỹ năng số; tập huấn kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số. Thông qua các buổi tập huấn online, sẽ tạo liên minh chéo giữa các chủ thể, tạp mối liên kết bền vững không chỉ giữa các chủ thể trên chợ mà trên cả quy mô toàn quốc, với khoảng trên 2.000 chủ thể OCOP.
"Chợ đêm tạo "lò ấp", sinh sôi ra các thương nhân thời đại 4.0, thông thạo sử dụng kỹ năng số. Hàng nghìn đơn hàng kết nối từ chợ sẽ truyền cảm hứng cho những thanh niên, những người làm nông sản đặc sản sẽ trở thành thương nhân trên môi trường số.
Đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua, nhiều công nhân di dời từ thành phố về quê, chúng tôi hi vọng Chợ đêm trên mây sẽ tạo ra làn sóng khởi nghiệp trên môi trường số, không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sắc của các vùng miền mà còn giúp nhiều người có việc làm, thu nhập" - ông Thành nói.
Đáng chú ý là tại Chợ đêm trên mây, người mua được mua sản phẩm trực tiếp từ người sản xuất với giá gốc, được hưởng các chương trình khuyến mại, quà tặng, do hàng bán trên chợ này chủ thể không mất chi phí thuê gian hàng. Sản phẩm được tuyển chọn khắt khe, được dán nhãn OCOP, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng.
Theo thống kê nhanh từ BTC, chỉ trong hơn 1 giờ đồng hồ diễn ra phiên chợ, đã có hơn 300 đơn hàng được giao dịch.
Trước đó, tại phiên chợ đêm trên mây lần thứ 4, chỉ trong 2 giờ đã có hơn 1.000 đơn hàng được chốt thành công.
Tham gia phiên chợ tối thứ 6 vừa qua (24/9), ông Lương Văn Phương - Giám đốc Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đã tham gia livestream trong chương trình Chợ đêm trên mây. Một buổi livestream ngắn khoảng 10 phút, nhưng ông đã bán được hàng trăm quả bưởi.
Ông Phương phấn khởi nói: Bưởi đỏ Đông Cao có màu sắc rất bắt mắt, là giống bưởi quý mà Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao đang gìn giữ và phát triển. Hiện nay, Hợp tác xã có 20 hộ trồng bưởi đỏ với khoảng 1.000 cây. Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bưởi đỏ của Hợp tác xã được đánh giá OCOP "4 sao" nên càng khẳng định được giá trị của sản phẩm trên thị trường.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.