Hiện, HTX Bầu Mây có 650ha khoai mài được trồng cộng sinh trên diện tích 1.000ha đặc sản tiêu Bầu Mây.
Theo anh Nhâm, trồng cộng sinh khoai mài với tiêu Bầu Mây là giải pháp tấc đất, tấc vàng.
Xưa nay, nông dân trồng hồ tiêu rất chú trọng tiêu thoát nước. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng úng cục bộ trong vườn tiêu dẫn đến chết cây.
Sau nhiều năm nghiên cứu, anh Nhâm phát hiện cây khoai mài là giải pháp tiêu thoát nước cho vườn tiêu hiệu quả nhất.
Anh Nhâm cho biết, khoai mài có đặc tính rễ thuộc rễ chùm, chủ yếu mọc ngang. Củ khoai mài đâm sâu xuống đất 60cm – 120cm.
Từ đây, rễ và củ khoai mài sẽ tạo những hệ thống rãnh chi chít trong đất giúp vườn tiêu tiêu thoát nước.
Thực tế cho thấy, khi trồng cộng sinh cây khoai mài với tiêu Bầu Mây, cây khoai mài còn đem lại nhiều tác dụng khác.
Khi khoai mài mọc lên lá sẽ che phũ gốc tiêu làm giảm công làm cỏ. Lá khoai mài còn như tấm thảm thực vật chống xói mòn đất vào mùa mưa,
Ngoài ra, lá khoai mài còn là mái nhà cho thiên địch, như: giun, dế về trú làm phong phú thêm hệ sinh thái môi trường đất.
Đặc biệt hơn, việc trồng cộng sinh khoai mài với tiêu Bầu Mây đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Theo anh Nhâm, việc trồng cộng sinh đã làm giảm 15% chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây tiêu.
Bên cạnh đó, nông dân trồng cộng sinh sẽ thu hoạch một vụ khoai mài không tốn bất kỳ chi phí nào.
"Trong vụ sản xuất, phân, thuốc bón cho cây tiêu thì cây khoai mài cũng được hưởng. Vì thế, tôi không mất chi phí để trồng khoai mài" - anh Nhân chia sẻ.
Hiện, hầu hết các thành viên HTX Bầu Mây đều trồng cộng sinh khoai mài với tiêu Bầu Mây. Cạnh mỗi luống tiêu Bầu Mây được trồng một luống khoai mài.
Trồng theo cách này, mỗi ha khoai mài cho thu hoạch khoảng 50 tấn củ. Hiện, trên thị trường giá củ khoai mài là 119.000 đồng/kg.
Theo anh Nhâm, vừa qua dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến việc cung ứng tiêu Bầu Mây ra thế giới.
"Chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, chứ lượng đặt hàng tiêu Bàu Mây của thị trường thế giới vẫn tốt" - anh Nhâm thổ lộ.
Hiện, giá tiêu Bầu Mây xuất khẩu sang Nhật là 22 triệu đồng/kg. Với thị trường trong nước, giá tiêu Bầu Mây là 15 triệu đồng/kg.
Lâu nay, cây tiêu Bầu Mây được phân loại chăm sóc dưới chế độ riêng biệt. Cây tiêu Bầu Mây được bón phân hữu cơ tự ủ với phôi trứng, sữa và cua.
Hạt tiêu Bầu Mây được tẩm ướp khác nhau để cho ra nhiều sản phẩm, như: Tiêu không hạt cơ bản, tiêu sữa, tiêu một nắng và tiêu tươi muối.
Liên quan đến giá tiêu, kể từ đầu tháng 10, giá tiêu trong nước đã tăng trung bình 3.500 - 4.500 đồng/kg, vượt mốc 85.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giá tiêu hôm nay (10/10) 81.500 - 85.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với giá 84.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 83.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 81.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 85.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 84.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Nhờ bí quyết ủ lên men kết hợp công nghệ hiện đại, phế phẩm trái điều được chế biến thành nước mắm chay phục vụ thị trường, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Liên quan vụ việc cơ sở sản xuất giá ngâm hóa chất đưa hàng vào Bách Hóa Xanh, Bách Hóa Xanh nói nhà cung cấp này chỉ cung cấp cho khu vực Đắk Lắk với tỷ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ đang
Nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã sẵn sàng đưa mai vàng, hoa kiểng ra phục vụ thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, đây là điểm các nhà vườn rộn ràng, nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa Tết.
Cổ phiếu YEG của công ty Yeah1 hôm nay 26/12 bị giảm kịch sàn vì nhà đầu tư bán ra để chốt lời.
Với bảng giá đất mới áp dụng trong năm 2025 của tỉnh Bình Dương, nhiều tuyến đường tại khu vực TP.Thủ Dầu Một có mức giá cao nhất, hơn 52 triệu đồng/m2 .
Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".