Thứ ba, 30/04/2024

Chống dịch thông minh linh hoạt sẽ mở cửa được nền kinh tế

30/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Theo TS.Võ Trí Thành, để mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19, bài toán lớn nhất vẫn là tìm điểm cân bằng tối ưu, thông thái giữa khống chế dịch với mở cửa; làm sao để tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển.

Bộ Y tế vừa đưa ra dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19", trong đó có 3 chỉ số bắt buộc bao gồm, ít nhất 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn có oxy y tế và 100% các xã có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng; có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng, bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Bộ Y tế ra dự thảo hướng dẫn, 8 hiệp hội ngành hàng đã gửii kiến nghị lên Chính phủ cho rằng nhiều quy định chưa phù hợp với chủ trương "sống chung với dịch", làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Theo các hiệp hội, dự thảo của Bộ Y tế đưa ra khá rõ ràng với năm chỉ tiêu để đánh giá. Tuy nhiên, dự thảo chỉ có một hướng dẫn chung, chưa tính đến sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước nên thiếu tính linh hoạt như Thủ tướng đã chỉ đạo. Từ đó đưa đến "nhiều quy định vẫn mang mục tiêu "zero Covid", chứ chưa hoàn toàn "sống chung với Covid-19", nên "chưa phù hợp".

Mở cửa kinh tế phải an toàn

Trong một cuộc họp gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chỉ đạo một nguyên tắc để mở cửa kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19, là "an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn".

Trao đổi với Dân Việt, TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng khó có thể đánh giá "điểm nghẽn" của dự thảo với quan điểm của các hiệp hội doanh nghiệp. Bởi bài toán lớn nhất vẫn là tìm điểm cân bằng tối ưu, thông thái giữa khống chế dịch với mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh được phục hồi và phát triển.

Ở các vùng 1, vùng 2 và có thể là vùng 3, dịch đã được khống chế nên vấn đề quan tâm, ưu tiên nhất vẫn là hồi phục, phát triển kinh tế bởi sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp về dịch đã gần cạn rồi, chỉ còn trụ được 1 đến 3 tháng.

Chiến lược “Zezo Covid-19”: Ngày mở cửa nền kinh tế xa vời, doanh nghiệp bị đẩy vào “cửa tử”? - Ảnh 1.

TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh CTV

"Cần nhấn mạnh rằng, đến thời điểm hiện tại lộ trình mở cửa nền kinh tế, hồi phục dần lao động sản xuất kinh doanh rõ ràng rồi. Vì nếu không phục hồi được thì chúng ta sẽ không thể bắt nhịp được với đà phục hồi chung của thế giới", ông Thành cho hay.

Trong khi đòi hỏi thực tế của nền kinh tế là phải mở cửa thì nhiều tiêu chí trong dự thảo của Bộ Y tế đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và không phù hợp với một số tỉnh thành.

"Thủ tướng đã đề nghị rà soát lại với tinh thần bảo đảm an toàn nhưng phải tạo điều kiện tốt nhất, có cách phòng chống dịch hiệu quả thông minh, linh hoạt để tạo điều kiện cho việc mở cửa nền kinh tế và phục hồi sản xuất",  ông Thành nói.

Không nên bỏ quy định vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ

Ông Thành cho rằng, việc mở cửa nền kinh tế còn phụ thuộc vào tình hình khống chế dịch trong thời gian tới, năng lực y tế của từng địa phương, dịch tễ học hay dữ liệu chuẩn thuần về chuyên môn y tế, dựa trên đó mới có thể đưa ra các kịch bản đi kèm.

Do vậy, về ý kiến cho rằng chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa vùng xanh, vùng đỏ, vùng cam và vùng vàng là tất nhiên. Những doanh nghiệp thuộc vùng xanh, vùng vàng không có sự khác biệt nhiều với doanh nghiệp ở các vùng có nguy cơ cao, dẫn đến chi phí hoạt động kinh doanh tăng, đang là những thứ khái quát mà tất cả các bên đều muốn. Nhưng để thực hiện nó thì hết sức cẩn trọng.

Tuy nhiên, ông Thành cũng có vài lưu ý. Thứ nhất, dịch Covid-19 với chủng mới tốc độ lây lan quá nhanh, đến thời điểm này dù không biết mình đúng hay sai nhưng mình phải chấp nhận thích ứng với dịch.

Chiến lược “Zezo Covid-19”: Ngày mở cửa nền kinh tế xa vời, doanh nghiệp bị đẩy vào “cửa tử”? - Ảnh 2.

Việc mở cửa nền kinh tế còn phụ thuộc về tình hình khống chế dịch trong thời gian tới, năng lực y tế của từng địa phương. Ảnh: ST

Thứ 2, điểm cân bằng còn tùy tình hình, giai đoạn, địa phương nhưng chung quy lại vẫn phải phụ thuộc vào 2 điều bao gồm sức khỏe, tính mạng và an sinh, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

"Các điều kiện vừa tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn phụ thuộc chính vào những người có chuyên môn của ngành y, chứ không phải các nhà kinh tế", ông Thành nêu quan điểm.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững (SDLT) tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng không nên bỏ quy định vùng xanh, vàng, cam, đỏ, vì khái niệm này đã quen thuộc với người dân, mang tính hình tượng hóa cao, giúp cảnh báo cho người dân dễ hình dung, không chủ quan và người dân cũng đã quen.

"Cái cần lớn nhất, trọng tâm và cấp thiết nhất bây giờ là cần làm tốt hơn, có tiêu chí minh bạch, có quy định rõ ràng hơn để hướng dẫn thuận tiện nhất cho cơ quan chức năng, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp FDI) và người dân. Dựa trên cơ sở phân vùng màu ban đầu để làm nền tảng hoàn thiện, nâng cấp cho phù hợp với tình hình thực tế cấp thiết hiện nay, vừa đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng, có lộ trình và điều kiện rõ ràng, phù hợp với đặc thù từng vùng, từng khu vực và từng loại, quy mô, tính chất của doanh nghiệp, vừa dễ hiểu, dễ đồng thuận, vừa mang tính khả thi cao", ông Dũng gợi ý và nhấn mạnh.

Chiến lược “Zezo Covid-19”: Ngày mở cửa nền kinh tế xa vời, doanh nghiệp bị đẩy vào “cửa tử”? - Ảnh 2.

Xây dựng bộ tiêu chí riêng và lộ trình "bình thường hóa" riêng

Cũng theo nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, mong muốn và nhu cầu mở cửa nền kinh tế là một thực tế không thể khác đi, và cũng đã đến lúc bắt đầu cho lộ trình này. Tuy nhiên, việc một Bộ chuyên trách về chuyên môn sức khỏe giữ vai trò đặc biệt trong phòng chống dịch là Bộ Y tế có những quy định và hướng dẫn tương đối khắt khe như trong dự thảo, thì các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân cũng cần nghiêm túc lắng nghe, suy xét và nghiên cứu thật thận trọng trước khi đưa ra quyết định.

"Nếu quá cẩn trọng thì không chỉ nguy cơ nền kinh tế suy yếu nặng về nguồn lực mà chính đời sống bình thường nhất của rất nhiều người dân cũng khó khăn. Còn nếu không có chiến lược, phương án, kịch bản, lộ trình, quyết định đúng đắn thì có thể thành quả chống dịch 4 tháng qua sẽ bị hủy hoại và hậu quả có thể còn nặng nề hơn", Chủ tịch SDLT nhận định.

Chiến lược “Zezo Covid-19”: Ngày mở cửa nền kinh tế xa vời, doanh nghiệp bị đẩy vào “cửa tử”? - Ảnh 3.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch SDLT tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Q.D

Theo bình luận của ông Dũng, chính quyền thành phố phải nắm rõ, chính xác nhất về cơ sở dữ liệu liên quan đến diễn biến dịch trong nhiều tháng qua, đặc biệt là hiện tại: Số liệu phải chính xác về số và tình trạng ca nhiễm, ca khỏi, ca tử vong; tỷ lệ và xu hướng chuyển biến của dịch; số lượng và tình hình hoạt động cũng như phòng chống dịch của các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh (FDI), đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đặc biệt tham khảo những dự báo về y tế của giới chuyên môn cả trong nước và thế giới, nhất là những quốc gia có hoàn cảnh tương tự và nhận định, dự báo quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để quản trị rủi ro tốt hơn.

"Việc mở cửa toàn bộ trong thời điểm này là không thể, nên cần dựa trên cơ sở tổng hợp và chi tiết để nhận định tình sức khỏe của mỗi đơn vị, mỗi khu vực có đủ tiêu chuẩn tham gia phục hồi kinh tế một cách an toàn không. Xây dựng bộ tiêu chí riêng, thậm chí là đặc thù riêng biệt cho những doanh nghiệp có tính chất khá đặc thù và một lộ trình "bình thường hóa" riêng", ông Dũng đề xuất.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4