Cổ phiếu VFS đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/9 ở mức 17,99 USD/CP, giảm tới 4 USD so với mức giá chào sàn Nasdaq ngày 15/8. Hiện, mức vốn hóa của VinFast chỉ còn 41,51 tỷ USD, xếp thứ 13 trong danh sách các nhà sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất thế giới.
Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VFS của VinFast tiếp tục điều chỉnh giảm phiên thứ 6 liên tiếp, về dưới 25 USD. Ở mức giá này, vốn hóa của VinFast đang xếp vị trí thứ 8 trong danh sách những hãng ô tô hàng đầu thế giới.
Phiên giao dịch ngày 5/9, cổ phiếu VFS tiếp tục giảm 3,37 USD, về mốc 26,13 USD/CP (-11,41%). Ở mức giá này, vốn hóa của VinFast tiếp tục "bay màu" thêm gần 10 tỷ USD sau một phiên, hiện chỉ còn hơn 60,2 tỷ USD.
Sau 4 phiên liên tiếp sụt giảm, hiện vốn hóa của VinFast chỉ còn hơn 68 tỷ USD, tụt xuống vị trí thứ 6 ngành ô tô.
Cổ phiếu VFS tiếp tục giảm gần 16%, về 34,71 USD khiến vốn hóa của VinFast chỉ còn hơn 80,08 tỷ USD. Như vậy, sau 3 phiên, vốn hóa của hãng xe điện Việt Nam đã giảm gần 110 tỷ USD.
Từ mức 190 tỷ USD, hiện vốn hóa của VinFast lại xuống 95,22 tỷ USD khi cổ phiếu VFS tiếp tục lao dốc, về mốc 41,27 USD.
Trong phiên giao dịch ngày 24/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu VFS của VinFast có thời điểm tăng lên gần 58 USD/CP, tương ứng giá trị vốn hóa hơn 133 tỷ USD. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch, cổ phiếu VFS về mức 49 USD/CP, nhưng giá trị vốn hóa vẫn đạt 113 tỷ USD.
Forbes vừa cập nhật lại thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh sách các tỷ phú USD của thế giới, do cổ phiếu VFS của VinFast tăng trở lại, và chạm mức 17,58 USD/cổ phiếu.