Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng của nông dân xã Ea Tar. Sầu riêng đầu mùa được thương lái thu mua tại vườn với giá 50.000 đồng/kg. Mức giá này được nông dân cho là khá cao, bởi năm ngoái, vụ thu hoạch sầu riêng đúng ngay thời điểm địa phương thực hiện giãn cách để phòng dịch COVID-19, giá giảm mạnh, thị trường tiêu thụ khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Mến, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho hay, những năm qua, khi cà phê, hồ tiêu bị rớt giá, già cỗi, người dân Ea Tar đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cà phê, hồ tiêu kém năng suất, bị hư hại sang trồng sầu riêng. Ba năm trở lại đây, diện tích trồng sầu riêng của xã tăng lên đáng kể. Giống sầu riêng được nhiều nông dân ở đây trồng là Dona. Loại cây trồng này đang giúp nhiều nhà nông khấm khá lên.
Theo nhiều nông dân, vụ sản xuất năm nay, thời tiết chưa thật sự thuận lợi nhưng nhờ có kỹ thuật canh tác, chăm sóc tốt nên vườn cây đạt năng suất cao. Bình quân mỗi cây cho thu hoạch 1,5 tạ quả, cá biệt có những cây đạt tầm 2,5 - 3 tạ quả. Bà con đang kỳ vọng vụ thu hoạch sẽ trúng mùa, được giá.
Lão nông Nguyễn Thanh Tòng (thôn 4) phấn khởi cho biết, so với vụ năm ngoái thì giá sầu riêng năm nay đã tăng lên gần gấp đôi. Vụ này, dù giá thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc có tăng cao nhưng ông vẫn cần mẫn dồn sức đầu tư chăm sóc, bám sát vườn cây nên vườn sầu riêng đạt năng suất.
Ông Tòng có tổng cộng 4 ha trồng sầu riêng, trong đó có 2 ha trồng chuyên canh đang ở giai đoạn cho thu hoạch. Vụ này, ông dự kiến sẽ thu về 25 - 27 tấn quả, cho nguồn thu khoảng trên 1 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Lê Duy (buôn Ea Kiêng) có 7 ha trồng chuyên canh sầu riêng, trong đó có 4 ha cho thu hoạch. “Năm ngoái, mất mùa nên chỉ thu về 110 tấn quả, lại gặp đại dịch COVID-19 nên tôi bán ra với giá 33.000 đồng/kg, nhưng vẫn may mắn vì còn cao hơn nhiều hộ khác. Năm nay thì trúng mùa, giá lại khá hơn, vườn cây dự trù cho thu hơn 150 tấn quả”, anh Duy nói.
Là vùng trọng điểm trồng sầu riêng của huyện Cư M’gar, chính quyền và người dân xã Ea Tar đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để đưa loại trái cây đặc sản này “xuất ngoại” nhằm gia tăng giá trị kinh tế cho nông dân địa phương.
Chính quyền xã Ea Tar tích cực định hướng nông dân canh tác, giữ ổn định diện tích, tập trung sản xuất giống sầu riêng chất lượng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ từng bước thay đổi thói quen, kỹ thuật canh tác của người trồng gắn với yêu cầu của thị trường.
Bà Thái Thị Anh Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tar chia sẻ: “Muốn xuất khẩu thì vùng nguyên liệu đầu vào phải ổn định, phải "chuẩn" trong canh tác, sản xuất đạt các tiêu chí của thị trường. Địa phương đang hướng dẫn bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, tiếp tục làm “cầu nối” để thúc đẩy đầu ra và hướng đến xuất khẩu quả sầu riêng Ea Tar”.
Cùng với đó, xã cũng chú trọng phát triển các mô hình kinh tế tập thể. Đến nay, trên địa bàn có 3 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp dịch vụ để liên kết sản xuất, thúc đẩy đầu ra cho các loại nông sản thế mạnh của địa phương.
Đầu năm 2022, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt đã phối hợp với HTX Sản xuất và Dịch vụ hữu cơ Đắk Lắk ký hợp đồng sản xuất sầu riêng theo quy trình tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu chính ngạch. Bước đầu tiên, HTX đang tiến hành thực hiện chuẩn hóa vùng trồng và gắn chíp trên cây.
Bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt cho biết, mục đích của việc gắn chíp là để thay thế nhật ký nông hộ, giúp bà con quản lý cây trồng từ việc bón phân, thuốc bảo vệ thực vật đến theo dõi sâu bệnh gây hại... Hiện có 250 ha sầu riêng đã đăng ký gắn chíp để thiết lập vùng trồng. HTX đang hướng đến việc xây dựng vùng trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn quốc tế, có chứng nhận, góp phần xây dựng thương hiệu trái sầu riêng địa phương.
Về lâu dài, chính quyền và người dân nơi đây mong muốn được hướng dẫn, hỗ trợ hơn nữa về kỹ thuật trong canh tác để sản xuất theo tiêu chí của thị trường, đặc biệt xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương để tăng cường chế biến sâu, ổn định đầu ra, nâng cao tính cạnh tranh xuất khẩu cho sản phẩm quả sầu riêng.
Chế biến sâu là hướng đi bền vững giúp các nhà máy chủ động sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nâng cao tính cạnh tranh và giá trị nông sản thu về. Điều này sẽ góp phần giải quyết được tỷ lệ hao hụt trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm giá cả, đầu ra và giúp loại nông sản này của nông dân địa phương vươn xa hơn” - bà Thái Thị Anh Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tar.
Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".
TP.HCM dành tới 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường năm 2024 và cung ứng hàng hóa Tết Ất Tỵ 2025, nhiều mặt hàng giảm giá sâu.
Cục thi hành án dân sự TP.HCM phối hợp với Viện Kiểm Sát, Công ty TNHH thời trang Nón Sơn cùng các ban ngành tiến hành giám sát việc tiêu hủy số lượng lớn nón Sơn giả nhãn hiệu ước tính khoảng 40 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
Các sản phẩm trên thị trường quà tặng Giáng sinh 2024 như đồ trang trí, thiệp, cây thông nhỏ để bàn… đang bán chạy. Khách tấp nập ra vào các cửa hàng, nhà sách, siêu thị để mua quà tặng Giáng sinh, nhiều mặt hàng hết sớm.
Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.