“Không thể đưa ngân sách ra giải cứu thị trường vào lúc này; cũng không nên đổ hết trách nhiệm lên vai Ngân hàng Nhà nước, vì họ phải đảm bảo an toàn hệ thống tránh nợ xấu gia tăng” - ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nói.
Lấy ý kiến nhân dân đối với một dự luật phức tạp là điều cần thiết. Nhưng tiến hành thế nào để đảm bảo tính khoa học, minh bạch, tránh hình thức, “làm cho có” lại là một câu chuyện đáng bàn.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng hệ thống pháp luật còn nhiều vấn đề chồng chéo, chưa đồng bộ, đồng thời từ ngữ trong luật không rõ ràng khiến quá trình thực thi gặp khó khăn.
Chuyên gia kinh tế cho rằng việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật có liên quan phải đặt trọng tâm vào khai thác vốn ngay trong quá trình đầu tư trên đất làm giá trị đất đai tăng thêm.
Cũng rất xác đáng khi Nghị quyết 18 nêu rõ yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý, đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch về đất đai bằng cách thông qua sàn, qua ngân hàng… Tuy nhiên, không phải mọi yêu cầu đó đều đã được cụ thể hóa trong dự thảo Luật Đất đai đang được lấy ý kiến.
GS.TS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ ra nhiều hạn chế của khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam trong việc thu hút đầu tư, nhất là đầu tư từ các "ông lớn" nước ngoài.
Tất cả vẫn đang chờ chủ đầu tư trúng đấu giá lô đất tỉ đô tại Thủ Thiêm (TP.HCM) nộp tiền và thực hiện dự án. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đã dậy sóng khi đất nền liên tục tăng.
Theo GS Đặng Hùng Võ, động thái mà Tân Hoàng Minh hướng đến sau phiên đấu giá "không tưởng" có khả năng nhằm kích giá ảo cho thị trường bất động sản, không phải đánh bóng tên tuổi.
Khi Tân Hoàng Minh đấu giá lô đất 1 ha tại Thủ Thiêm với giá 2,45 tỷ đồng/m2, các sản phẩm biệt thự tại quận 1 vẫn đang được giao dịch ở mức cao nhất 1 tỷ đồng/m2.