Tại một hội thảo vừa diễn ra ở TP.HCM hôm 9/6 về đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, GS.TS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nêu quan điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế để thu hút đầu tư.
GS.TS Đặng Hùng Võ thông tin đến nay, tổng số đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước khoảng 14,7 tỷ USD, đầu tư trong nước vào khu vực này khoảng 3,8 tỷ USD.
"Đến nay, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Việt Nam chủ yếu là từ các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn từ châu Âu và Bắc Mỹ. Mặt khác, các khu công nghiệp lớn của Việt Nam còn quá ít, nhất là các khu hỗn hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ", chuyên gia nhận định.
Ông cũng cho biết các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam chưa đủ hấp dẫn lôi kéo được các đại gia. Tại TP.HCM hiện chỉ có Intel đầu tư vào khu công nghệ cao là nổi trội.
GS.TS Đặng Hùng Võ cho biết các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn từ châu Âu và Bắc Mỹ. Ảnh: TTTT
Lý giải về sự hạn chế này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng chất thị trường trong phát triển các khu công nghiệp Việt Nam còn ít, thiếu việc khuyến khích các động lực từ thị trường.
"Các khu công nghiệp lớn còn quá ít và thiếu các hạ tầng đủ để phát triển các công nghiệp trọng điểm, thiếu các dịch vụ hiện đại nên khó thu hút được các nhà đầu tư lớn từ Âu - Mỹ. Chủ trương tích hợp các khu công nghiệp với các khu dịch vụ, khu đô thị được xác định quá chậm, gây ra tình trạng thiếu sức sống cho các khu công nghiệp", ông nói.
Ngoài ra, sự phát triển của các khu công nghệ cao không được chú trọng như một trọng điểm nên các khu công nghiệp không kết nối được với các hoạt động công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông cũng thông tin thêm cả nước hiện có khoảng 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp là một chính sách trọng điểm nhưng thực hiện còn rất nhiều ách tắc, khó khăn.
GS.TS Đặng Hùng Võ lấy ví dụ về khu công nghiệp SHXIP ở Thượng Hải (Trung Quốc) để thấy những khác biệt về cách tổ chức, quy mô cũng như sức hút đối với các nhà đầu tư và tầm ảnh hưởng của nó trong khu vực.
Khu công nghiệp này ở Thượng Hải có vị trí thuận lợi trong kết nối quốc tế (sân bay, bến cảng, đường bộ, đường sắt,…) thu hút được các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, 50% nhà đầu tư đến từ châu Âu và Bắc Mỹ.
"Khu công nghiệp này có 26 trường đại học, có 3 trường phổ thông trung học quốc tế, có 3 khách sạn quốc tế hạng sang, có 1,2 km2 để phát triển mạng lưới dịch vụ logistics, hệ thống giao thông kết nối hiện đại", ông Đặng Hùng Võ nói.
Ngoài ra, trong khi tổng số các khu công nghiệp tại Việt Nam đều không có dự án nào thành đầu mối cho khu vực, không có số trung tâm nghiên cứu phát triển cũng không có nhà đầu tư nào trong danh sách 500 nhà đầu tư lớn nhất thế giới thì khu công nghiệp SHXIP ở Thượng Hải đã có hàng chục đơn vị ở từng chỉ tiêu trên.
"Ví dụ về khu đô thị SHXIP ở Thượng Hải cũng chính là những kiến nghị về cách thức phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam", GS.TS Đặng Hùng Võ nói.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang chú trọng đầu tư vào Việt Nam hơn trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Ảnh: SHTP
Nếu như trước căng thẳng Mỹ - Trung, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 50% thì do nhu cầu chuyển dịch chuyển cung ứng, các nhà đầu tư không đặt nhà máy tại Trung Quốc nữa thì tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại Việt Nam tăng lên khoảng 60%, những nơi năng động như Đông Nam Bộ, tỷ lệ lấp đầy có thể lên đến 70%.
Ngoài ra, giá thuê đất tại các khu công nghiệp cũng tăng khoảng 15%. Đây là các dấu hiệu cho thấy đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam đang khả quan.
Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam, nhất là sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thay đổi, cải cách từ chính sách đến việc thực thi để tận dụng cơ hội, thu hút các "ông lớn" ngoại đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam đang là bài toán được các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý quan tâm. Đây là yêu cầu cấp bách của hàng triệu người dân và hàng chục nghìn cơ sở dịch vụ sống dựa vào ngành du lịch.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sâm Ngọc Linh không chỉ là quốc bảo mà còn là quốc kế dân sinh. Sâm Ngọc Linh không chỉ trưng bày trong tủ kính mà phải chế biến sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội và đóng góp thực sự đây là một thương hiệu quốc gia.
Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông đang khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng đầu tư.
“Dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Các cơ quan, đơn vị, địa phương để dịch bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân.Trong tháng 8/2022 phải thực hiện mục tiêu tiêm đủ mũi vaccine thứ 3, thứ 4 cho các đối tượng cần tiêm, mũi thứ 2 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi.
Bánh tét Trà Cuôn, nem nướng Long An, xoài Cao Lãnh, tôm khô Kiên Giang, cá thát lát Hậu Giang… đang có mặt tại công viên Lê Văn Tám (quận 1). Các loại đặc sản miền Tây tại đây đang rất hút khách.
Còn khoảng hơn một tháng nữa mới đến Tết Trung thu. Tại TP.HCM, thị trường bánh trung thu đang bắt đầu sôi động. Nhiều người dân bắt đầu đi mua bánh trung thu sớm để thưởng thức và biếu tặng.
Bảng xếp hạng Top 50 Công ty đại chúng uy tín & hiệu quả năm 2022 và Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 chính thức được công bố hôm 03/08/2022 tại TP.HCM.