Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp áp lực từ các vụ án, chính sách thay đổi, niềm tin của khách hàng sụt giảm. Để thích nghi, một số đơn vị đã điều chỉnh chiến lược, ưu tiên việc sử dụng dữ liệu tìm kiếm khách hàng, quyết định giao dịch.
Do thị trường vẫn đang ảm đạm, thanh khoản nhỏ giọt, áp lực trả nợ trái phiếu tăng, việc tồn kho tăng mạnh kèm theo âm dòng tiền đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tài chính và chất lượng tài sản của các công ty bất động sản.
Thời gian qua, lượng giao dịch, thanh khoản thị trường sụt giảm nghiêm trọng vì nhiều yếu tố. Các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp địa ốc cần giảm giá bán để khơi thông cung - cầu thị trường.
Việc tìm ra các giải pháp nhằm khơi thông nguồn vốn để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản được đánh giá là rất cấp thiết.
Cục Thuế TP.HCM vừa công khai gần 200 doanh nghiệp tại TP.HCM đang nợ thuế với tổng số tiền hơn 8.000 tỷ đồng. Trong đó, hàng loạt doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản đã bị "điểm mặt".
Sau thời gian dài án binh bất động, chờ diễn biến thị trường, từ cuối 2023, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM và vùng lân cận đang có động thái chuẩn quay trở lại đường đua, thông qua việc tái khởi động một số dự án.
Trước làn sóng bán tháo nhà đất vì thị trường khó khăn, một số nhà đầu tư sử dụng dòng tiền nhàn rỗi, không chịu áp lực trả lãi ngân hàng vẫn quyết tâm giữ hàng.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều nhà đầu tư vẫn cố cầm cự ôm nhà, đất chờ thị trường sớm phục hồi. Các khách hàng này vẫn có niềm tin vào tiềm năng tăng giá của các sản phẩm mình đã xuống tiền mua.
Thị trường bất động sản TP.HCM trong 11 tháng đầu năm 2023 được đánh giá là đã dần hồi phục cả về tỷ lệ tăng trưởng, doanh thu và nguồn cung. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài rót vào lĩnh vực này lại giảm mạnh.
Vài năm gần đây, TP.HCM hầu như không còn nhà ở bình dân giá dưới 25 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực như căn hộ được ghi nhận tiếp tục có sự tăng trưởng về giá bán.