Kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường kinh doanh (Business Climate Index – BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố cho thấy, nhiều doanh nghiệp EU đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều mong muốn mở rộng đầu tư, tuyển thêm lao động.
Khảo sát cho thấy, có đến 58% lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu dự đoán sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong quí 1/2022, tăng 8 điểm so với kỳ trước, chỉ có 17% dự đoán sự suy giảm.
Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu bày tỏ tin tưởng về triển vọng phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới”. Có 43% doanh nghiệp nói rằng có kế hoạch tăng đầu tư vào qúy đầu tiên của năm 2022, so với chỉ 17% kỳ trước.
Tương tự, 38,5% doanh nghiệp dự định tăng số lượng nhân viên, tăng 15% so với kỳ trước và 51,5% số người tham gia khảo sát dự đoán tăng đơn đặt hàng và doanh thu. Có thể thấy, niềm tin của các doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh đã chuyển biến tích cực hơn.
Đại diện EuroCham cho rằng, những số liệu mới nhất này là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam hiện nay khi đại dịch đã được kiểm soát trở lại cũng như theo định hướng của Chính phủ là học cách sống chung với dịch bệnh Covid-19.
Lãnh đạo các doanh nghiệp EU hoan nghênh khi được trở lại cuộc sống và hoạt động kinh doanh như bình thường, và đặc biệt là việc nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh đối với những người nước ngoài đã được tiêm chủng sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Quy định mới này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao lòng tin của lãnh đạo doanh nghiệp.
Gần 90% các công ty thành viên của EuroCham báo cáo rằng các hạn chế trước đây đã ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ. Vì vậy, quy định mới này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao lòng tin của lãnh đạo doanh nghiệp hơn nữa.
Bên cạnh đó, một số ngành vẫn có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua phục hồi sau đại dịch, điển hình là du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và là ngành tạo ra hàng triệu việc làm - vẫn bị hạn chế đối với các tour du lịch có hướng dẫn viên và điều này đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các doanh nghiệp châu Âu khuyến khích Chính phủ tiến xa hơn và nhanh hơn trong việc mở cửa trở lại, ít nhất là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao - để Việt Nam có thể đạt được tiềm năng lớn nhất của mình trong việc phục hồi nền kinh tế và thu hút nhiều hơn các khoản đầu tư nước ngoài trong năm 2022.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.