Thứ sáu, 29/03/2024

Dòng tiền có thể đổ về bất động sản trước rủi ro lạm phát

01/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Dự đoán giai đoạn cuối 2021, đầu 2022, nền kinh tế đối mặt với áp lực lạm phát. Bất động sản trở thành một trong kênh đầu tư được quan tâm.

2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với mức lạm phát chưa từng có trong 10 năm qua, theo thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế).

Nguy cơ lạm phát

IMF đưa tin, tại Mỹ, trong 6 tháng đầu năm, mức CPI (Consumer Price Index - chỉ số giá tiêu dùng) đạt 6,2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3/2008 tại đất nước này. Tại Anh, mức lạm phát đạt 5,2%, cao nhất từ tháng 8/2012. Mức lạm phát tại Trung Quốc cũng cao nhất trong 13 năm qua.

Tại Việt Nam, sáng ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo rủi ro lạm phát vào năm 2022. Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistics lên cao.


Dòng tiền có thể đổ về bất động sản trước rủi ro lạm phát - Ảnh 1.

Dự đoán lạm phát tăng đẩy phí logistics lên cao.

Theo báo cáo của Tập đoàn The Toy Association có trụ sở tại New York, Mỹ, giá cước vận chuyển container đường biển tăng đến 500% so với trước đại dịch Covid-19. Còn trong công bố mới đây của Công ty Tư vấn vận tải biển Drewry Shipping, giá cước vận chuyển container kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải, Trung Quốc đến Rotterdam, Hà Lan hiện là 10.522 USD, mức cao nhất và tăng 547% so với bình quân thời điểm này trong 5 năm trở lại đây.

Ngoài chi phí logistics tăng, đại dịch khiến chuỗi nhân lực lao động, chuỗi nguyên liệu đầu vào đứt gãy. Ba yếu tố này cộng hưởng khiến nguy cơ đẩy chỉ số giá sản xuất tăng mạnh.

Đồng thời, chi phí nhân lực, nguyên vật liệu đầu vào, giá dầu thô tăng mạnh cũng tạo áp lực lạm phát lớn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong tháng 4/2020, giá dầu thô neo ở mức 40 USD/thùng. Tuy nhiên, đến tháng 10 đã tăng lên 85 USD/thùng, dự kiến có thể đạt 150 USD/thùng trong năm sau.

Song song các áp lực về sản xuất, giới phân tích nhận định, để kích cầu nền kinh tế sau đại dịch, chính phủ các nước sẽ nới lỏng chính sách tài khóa, bơm các gói kích thích kinh tế khiến một lượng tiền lớn được bơm ra thị trường. Tại Việt Nam, một gói 800.000 tỷ đồng dự kiến được bơm ra thị trường trong thời gian tới.

Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khóa chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.

Ưu tiên đầu tư BĐS 

Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải - chuyên gia địa ốc tại Đại học Ngân Hàng TP.HCM - đánh giá: “Trong bối cảnh lãi suất không đuổi kịp tốc độ lạm phát, các nhà đầu tư thường rút tiền ra khỏi ngân hàng và đổ vào các kênh đầu tư như BĐS”.

Những tháng đầu năm, nhiều nhà đầu tư trên thế giới đổ tiền vào BĐS, tạo ra làn sóng tăng giá. Đơn cử tại Mỹ, tháng 7 đánh dấu thời điểm 4 tháng liên tiếp quốc gia này đạt tốc độ tăng giá nhà kỷ lục, đạt mức 19,7% theo báo cáo chỉ số giá nhà quốc gia của S&P CoreLogic Case-Shiller công bố. Đây được đánh giá là tốc độ tăng giá chưa từng có tại thị trường BĐS có tính ổn định này.

Tại Việt Nam, nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào các thị trường còn nhiều tiềm năng. Bởi với lực đẩy hạ tầng lớn, nhà đầu tư có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 giờ.

Tại khu vực phía Bắc, Thanh Hóa là một trong các điểm đến tiềm năng. Trong 3 tháng cuối năm, thị trường này chứng kiến sự đổ bộ của trên dưới 30 dự án với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD.

Tại khu vực phía Nam, vùng trũng về giá hút dòng tiền của các nhà đầu tư có La Gi - vùng biển cách TP.HCM 1,5 tiếng di chuyển khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hình thành. La Gi được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng và có biên độ tăng giá mạnh, hút dòng tiền lớn của nhà đầu tư TP.HCM. Nhiều ông lớn địa ốc cũng đang nhắm đến thị trường này để chuẩn bị kế hoạch xây dựng các đại dự án ven biển.

Dòng tiền có thể đổ về bất động sản trước rủi ro lạm phát - Ảnh 2.

Thị trường BĐS biển La Gi trở nên nóng hơn.

Theo định hướng của Bình Thuận, thị xã La Gi sẽ trở thành thành phố lớn thứ 2 sau Phan Thiết. Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, La Gi là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía tây nam tỉnh Bình Thuận và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 55. Đặc biệt, trong 1-2 năm tới, La Gi hứa hẹn được nâng cấp lên thành phố, trở thành trung tâm công nghiệp lớn tại Bình Thuận với loạt siêu dự án công nghiệp.

La Gi sở hữu vị trị đắc địa tại trung tâm cung đường ven biển Long Hải - Hồ Tràm - Bình Châu - La Gi - Mũi Né. Trong tương lai, 2 đầu mút cung đường này là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Nhờ vị trí trung tâm, khi hoàn thành, khách du lịch từ sân bay Long Thành hay Phan Thiết chỉ mất một giờ để tiếp cận La Gi.

Ngoài sân bay Long Thành và Phan Thiết, cuối năm 2020, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công. Với vị trí cửa ngõ của Bình Thuận, La Gi hưởng lợi nhiều từ công trình này. Ngoài cao tốc, sân bay, trong năm nay, loạt công trình hạ tầng như tuyến đường DT711, DT719, DT719B... cũng được triển khai để biến cung đường biển này thành điểm đến du lịch.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.