Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam sẽ vào nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu nước ta sẽ thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra ngày 24 - 27/9 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”. Sự kiện là cơ hội để thành phố thúc đẩy hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững với địa phương nước ngoài.
Với mức tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm, với nhiều khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm 2024.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam sẽ là 5,3% so với cùng kỳ và thấp hơn quý 1 (mức tăng quý 1 đạt 5,7%).
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo 6.7% trước đó, do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.
Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến tăng trưởng tài sản tăng đột biến nhất trong thập kỷ tới, cao hơn mọi nước khác trong bối cảnh Việt Nam đang củng cố vị thế trung tâm sản xuất toàn cầu.
Việt Nam đã là 1 "công xưởng" mới của thế giới. Đà phục hồi trong xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng tốc trong những tháng tới, là động lực hỗ trợ nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển đi lên.
Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu không có gói hỗ trợ phục hồi kích thích kinh tế hơn 840.000 tỷ, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 và 2023 chỉ đạt lần lượt khoảng 4% và 6%.
"Do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh", bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lý giải.