Chủ nhật, 24/11/2024

Giá phân bón tiếp tục tăng mạnh

15/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

So với cách nay khoảng 1 tháng, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… tăng thêm 50.000-110.000 đồng/bao (50 kg) và đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua.


Giá phân bón tiếp tục tăng mạnh - Ảnh 1.

Phân bón được bày bán tại một cửa hàng vật tư nông nghiệp ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

Ngày 11-10, tại cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ÐBSCL giá Urê (đạm) Phú Mỹ và Cà Mau ở mức 750.000-770.000 đồng/bao, mức giá này đang cao hơn từ 300.000-330.000 đồng/bao so với hồi đầu năm và cùng kỳ năm trước. Còn một số loại Urê nhập khẩu từ Trung Quốc đang có giá 740.000-760.000 đồng/bao. Giá Kali (Canada, Israel, Nga) cũng đang ở mức rất cao, với  760.000-770.000 đồng/bao, trong khi tháng trước có giá 650.000-670.000 đồng/bao. DAP nhập khẩu từ Trung Quốc (loại hạt xanh Hồng Hà) và DAP Hàn Quốc ở mức từ  990.000-1.200.000 đồng/bao; DAP Ðình Vũ  860.000-900.000 đồng/bao. NPK 16-16-8 Việt Nhật từ 700.000-720.000 đồng/bao. NPK 20-20-15 Ba Con Cò, NPK 20-20-15 Ðầu Trâu và NPK 20-20-15 +TE Ðầu Trâu ở mức từ 860.000-900.000 đồng/bao…

Theo chủ nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, thời điểm này sức tiêu thụ phân bón khá chậm do lúa thu đông 2021 tại nhiều địa phương đã bước vào thu hoạch, nông dân không có nhu cầu mua phân bón nhiều. Tuy nhiên, giá nhiều loại phân bón vẫn tiếp tục tăng mạnh và có khả năng còn tăng. Các nhà máy và đầu mối cung cấp phân bón cho biết là do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới tăng, cùng với giá các nguyên liệu nhập khẩu và chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước tăng. Ngoài ra, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp làm cho nhập khẩu và vận chuyển phân bón giữa các địa phương trong nước gặp khó, phát sinh thêm chi phí làm cho giá phân bón tăng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.