Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu tăng cường công tác thanh, kiểm tra công vụ. Các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng đến công tác đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Thời gian qua, cơ quan chức năng TP.HCM đã tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nhiều vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 10 tỷ đồng.
Còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, TP.HCM yêu cầu các đơn vị khẩn trưởng triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các nhóm ngành, mặt hàng thiết yếu.
Cục Hàng không yêu cầu người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trước và sau cao điểm Tết.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mới bắt quả tang một hộ kinh doanh có hành vi làm giả gạo Séng Cù xanh để bán cho người tiêu dùng.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với quy mô lớn.
Lô hàng gần 18.000 sản phẩm nhập lậu và giả mạo các nhãn hiệu trị giá trên 1 tỷ đồng bị tiêu hủy hôm 27/10.
Trong tháng 10, cơ quan chức năng xử lý, tạm giữ gần 39.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Rolex, Patek Phillippe, Hermes, Burberry, Dior… Tình hình hàng giả cuối năm được dự báo còn nổi cộm hơn nữa.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM nhận định tình hình kinh doanh hàng giả, hàng lậu trong lĩnh vực thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… hiện nay rất phức tạp.
Hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại TP.HCM ngày càng tinh vi trên thị trường, thông qua hoạt động mua bán online, tập kết ở các kho hàng, chuyển phát nhanh.