Thông báo số 381/TB-VPCP của văn phòng Chính phủ ban hành ngày 15/8/2024, kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Trong thông báo nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo, tổ chức, triển khai nhiều giải pháp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và đạt được những kết quả quan trọng góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội, kinh doanh lành mạnh, ổn định, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thương mại, tăng thu ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nâng cao đời sống Nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những tồn tại và hạn chế. Một số đơn vị vẫn chưa chủ động nắm bắt tình hình, với số lượng vụ việc bị phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ như: các hoạt động vận chuyển trái phép như ma túy, pháo nổ, thuốc lá ngoại, buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu, khoáng sản, vàng, rượu, bia vẫn còn diễn biến phức tạp; tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ qua môi trường thương mại điện tử, mua bán trái phép hóa đơn chưa có chiều hướng giảm.
Để đấu tranh hiệu quả với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các bộ, ngành và địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên. Các cơ quan, cá nhân đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong công tác này
Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, lực lượng chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, đường cát, xăng dầu, than, khoáng sản, vàng, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, rác thải độc hại, hàng hóa nhằm đảm bảo sức khỏe người dân.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra công vụ: Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực và trình độ làm việc của cán bộ, công chức được chú trọng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; Công tác thi đua, khen thưởng nhanh chóng được thực hiện để động viên tập thể và cá nhân có thành tích trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các vi phạm sẽ bị xử lý một cách kiên quyết và nghiêm khắc
Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; mỗi người dân là người tiêu dùng thông minh, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; không mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật còn hạn chế, bất cập liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, xử lý vi phạm hành chính, hình sự, quản lý hóa đơn điện tử và công tác giám định, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ "Về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ".
Tăng cường hợp tác, tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.