Đây là một trong những nội dung được Bộ Công Thương báo cáo gửi Thường trực Chính phủ mới đây về các nội dung của đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (quy hoạch điện lực VIII).
Theo đó, quá trình rà soát, Bộ Công Thương cho biết trong tổng công suất 14.120MW nhiệt điện than không đưa vào quy hoạch điện VIII, có 8.420MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, bao gồm: Dự án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 3.600MW (Quảng Trạch 1, Tân Phước 1 và Tân Phước 2); dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 1.980MW (Long Phú 3); dự án của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) được giao 2.840MW (Cẩm Phả 3, Hải Phòng 3 và Quỳnh Lập 1); ngoài ra, dự án đầu tư theo hình thức BOT là 4.500MW (Quỳnh Lập 2, Vũng Áng 3, Long Phú 2) và chưa giao nhà đầu tư 1.200MW (Quảng Ninh 3).
Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục đưa vào 2.420MW nguồn điện mặt trời tại các dự án đã có chủ trương và được chấp nhận đầu tư để vào xây dựng. Tổng vốn đầu tư ước 12.700 tỷ đồng.
Với 4.100MW nguồn điện mặt trời còn lại tại các dự án đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận đầu tư, Bộ Công Thương kiến nghị giãn tiến độ sang giai đoạn sau năm 2030.
Trước đó, khi Bộ Công an vào cuộc kiểm tra một loạt dự án điện gió dang dở có rủi ro nợ cao, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng có các cơ chế với dự án điện gió chưa kịp vận hành.
Cụ thể, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án, trong đó có đàm phán giá điện giữa chủ đầu tư và EVN trong khung giá do Bộ Công Thương ban hành. Đây là quy trình, thủ tục xây dựng khung giá, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các bên đã thông suốt, và đang được áp dụng cho các loại hình nguồn điện khác như thuỷ điện, nhiệt điện, tua bin khí.
Phương án thứ 2 là Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ đấu thầu mua điện, Bộ Công Thương cho biết phương án này chưa rõ cơ sở pháp lý.
Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng cơ chế chủ đầu tư dự án đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khuôn khổ khung giá và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành để đảm bảo tuân thủ Luật Điện lực, Luật Giá và các văn bản liên quan với các dự án điện gió, điện mặt trời triển khai sau này.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ này ban hành.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện, để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý đối với dự án sẽ triển khai trong tương lai.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM, dự án giao thông rất quan trọng tại Đông Nam bộ, sẽ được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Hội đồng Xét xử (HĐXX) hôm nay 20/12/2024 đã tuyên án vụ nâng khống hóa đơn gây thiệt hại 14.000 tỷ. Hai cựu cán bộ thuế nhận hối lộ nhận mức án 15 năm tù.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%, tương đương mức phấn đấu thực hiện năm 2024 của Chính phủ. Mức phấn đấu tới 7,5% phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện trong hoạt động kinh tế trong năm 2025.
Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng của thị trường Việt Nam vẫn khá tích cực. Tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, cuối năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam sẽ cao hơn năm 2023, đạt một mức kỷ lục
Dù lãi suất huy động tăng trong những tháng cuối năm 2024, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo nhiều khả năng lãi suất huy động năm 2025 sẽ đi ngang; nếu tăng, sẽ chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay có thể vẫn duy trì ở mức thấp.