Chủ nhật, 24/11/2024

Hàng loạt nhà hàng Mỹ loại tôm hùm khỏi thực đơn

11/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Tôm hùm bị loại ra khỏi thực đơn của nhiều nhà hàng, sau khi một nhóm bảo tồn lớn cho rằng chúng gây quá nhiều rủi ro đối với nhóm cá voi quý hiếm và nên tránh sử dụng.


Tổ chức đánh giá mức độ bền vững của các loại hải sản Seafood Watch, đã bổ sung việc đánh bắt tôm hùm Mỹ và Canada vào "danh sách đỏ" các loại hải sản cần tránh.

Trong một báo cáo tuần qua, họ cho biết điều này gây nguy hiểm cho loài cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, vì “các biện pháp quản lý hiện tại không đủ tầm nhìn xa để giảm thiểu vướng mắc rủi ro và thúc đẩy sự phục hồi của loài”, theo NBC News.

Danh sách đỏ

Hàng nghìn doanh nghiệp dựa vào các khuyến nghị của Seafood Watch để đưa ra quyết định mua hải sản; nhiều doanh nghiệp thậm chí còn cam kết không sử dụng mọi mặt hàng có tên trong danh sách đỏ.

Blue Apron, công ty cung cấp bữa ăn nấu tại nhà ở New York, đã không còn cung cấp tôm hùm sau báo cáo trên. HelloFresh, chuyên cung cấp bữa ăn nấu tại nhà, là công ty lớn nhất trong mảng này tại Mỹ, cũng đã có hành động tương tự.


Hàng loạt nhà hàng Mỹ loại tôm hùm khỏi thực đơn - Ảnh 1.

Tôm hùm bị đưa vào danh sách đỏ những nhóm hải sản nên tránh đánh bắt để bảo vệ cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, theo Seafood Watch. Ảnh: AP.

Saskia Leisewitz, phát ngôn viên của HelloFresh cho biết: “HelloFresh cam kết tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và tuân theo các hướng dẫn từ chương trình Monterey Bay Aquarium Seafood Watch".

Seafood Watch đã phân loại, xếp hạng theo “lựa chọn tốt nhất”, “thay thế tốt” và “tránh” cho hơn 2.000 mặt hàng hải sản dựa trên mức độ bền vững của chúng.

Từ lâu, các khuyến nghị của Seafood Watch đã có ảnh hưởng lớn; tổ chức này từng cho vào danh sách đỏ nghề đánh bắt tôm ở Louisiana trong nỗ lực bảo vệ rùa biển. Sau này, nghề đánh bắt tôm ấy đã được đưa ra khỏi danh sách đỏ.

Việc đánh bắt tôm hùm đã bị Seafood Watch giám sát từ lâu vì gây mối đe dọa mắc vào các ngư cụ cho cá voi. Chúng có thể bị thương và chết khi vướng vào các thiết bị nối với bẫy tôm hùm dưới đáy biển.

Các nhà khoa học thuộc Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia cùng nhiều nhóm khác cho rằng số lượng cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương chỉ còn dưới 340 cá thể, các loại bẫy đánh cá là một trong hai mối đe dọa lớn nhất của chúng, bên cạnh việc va chạm tàu. Số lượng các loại động vật khổng lồ đã giảm mạnh trong những năm gần đây.


Tương lai của khai thác tôm hùm

Những người trong ngành đánh bắt tôm hùm cũng đang đối mặt với các hạn chế đánh bắt liên bang ngày càng tăng để bảo vệ cá voi.

Patrice McCarron, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Tôm hùm Maine, cho biết ngành công nghiệp tôm hùm ở Maine, nơi cung cấp phần lớn tôm hùm của Mỹ, đã không ghi nhận có vụ va chạm nào với cá voi trong gần 20 năm qua.

“Tôm hùm là một trong những ngành thủy sản bền vững nhất trên thế giới do có các phương pháp quản lý hiệu quả được truyền lại qua nhiều thế hệ. Chúng có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, có lợi cho cả tôm hùm lẫn cá voi trơn", ông McCarron nói.


Hàng loạt nhà hàng Mỹ loại tôm hùm khỏi thực đơn - Ảnh 2.

Những người đánh cá tôm hùm ra khơi khi mặt trời mọc trên biển Đại Tây Dương ngoài khơi Kennebunkport, Maine. Ảnh: AP.

Các ngư dân đánh bắt tôm hùm Mỹ và Canada đang cùng khai thác một loài, đó là tôm hùm Mỹ, được biết đến là loại hải sản tươi sống và sử dụng trong các món như tôm hùm cuộn và tôm hùm ravioli.

Phần lớn tôm hùm Mỹ trên thế giới tập trung ở bờ biển New England và miền Đông Canada. Chúng vừa là đóng góp lớn cho kinh tế, vừa là dấu ấn văn hóa ở hai nơi này.

Nghề đánh bắt tôm hùm của Mỹ cũng là một trong những ngành sinh lợi cao nhất nước, có trị giá hơn 900 triệu USD vào năm 2021, khi các ngư dân thu hoạch được hơn 65 tấn tôm hùm.

Seafood Watch hợp tác với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hải sản lớn dựa vào các khuyến nghị của họ. Người phát ngôn của công ty Mars Petcare, cho biết họ không có tôm hùm trong chuỗi cung ứng của mình.

Các nhóm bảo vệ môi trường cho biết quyết định của Seafood Watch đã lấy ngư nghiệp làm trọng tâm và cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ cá voi.

Giám đốc chiến dịch Oceana, Gib Brogan, cho hay: “Các nhà quản lý đánh bắt cá phải tăng cường các biện pháp bảo vệ cho cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương để các nhà cung cấp, người tiêu dùng và nhà hàng có thể đưa tôm hùm và cua Mỹ trở lại thực đơn”.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.