Khảo sát của phóng viên cho thấy, giá nhiều mặt hàng thiết yếu nằm trong chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM đang kinh doanh tại các siêu thị, cửa hàng có tham gia chương trình này đều đã tăng giá, từ ngày 2/4, theo phê duyệt của Sở Tài chính TP.HCM.
Thịt gia cầm đang bán tại Co.opmart, San Hà được điều chỉnh tăng từ 7-14% so với năm 2021. Sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng 67.000 đồng/kg, gà công nghiệp 45.000 đồng/kg và thịt vịt 68.000 đồng/kg.
Với trứng gia cầm, mức tăng là 6-7%. Sau khi tăng, giá trứng gà từ 28.000 đồng/chục lên thành 29.500 đồng/chục (tăng 1.500 đồng/chục), giá trứng vịt từ 33.000 đồng/chục lên 35.000 đồng/chục (tăng 2.000 đồng/chục).
Thời gian qua, giá trứng gà, trứng vịt và thịt gia cầm tại các chợ đều tăng, trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường phải giữ giá như cam kết.
Ông Trương Chí Thiện - Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho rằng với mức giá trứng gia cầm mới, doanh nghiệp sẽ bớt lỗ so với trước đây. Việc tăng giá hàng bình ổn thị trường để không thấp hơn quá nhiều so với giá thị trường. Đây là biện pháp giúp doanh nghiệp bình ổn thị trường tiếp tục trụ vững trước bối cảnh khó khăn chung.
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Ba Huân, cho biết các doanh nghiệp trong ngành trứng gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn, khi chi phí thức ăn chăn nuôi và chi phí bao bì tăng vọt. Sau một thời gian gồng mình giữ giá để hỗ trợ người dân thì phía các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã khó lòng cầm cự nổi.
"Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng 20-30% nên các doanh nghiệp trong ngành đã đề xuất Sở Tài chính được tăng giá trứng bán ra", bà Huân nói.
Theo mức giá công bố mới nhất của Sở Tài chính TP.HCM, thì chỉ nhóm hàng trứng gia cầm và thịt gia cầm là điều chỉnh tăng giá vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Riêng nhóm các mặt hàng như thịt heo, gạo, đường, muối ăn, dầu ăn… được giữ tương tự như năm 2021.
Dù vậy, theo ghi nhận hiện nay, các doanh nghiệp đều cho biết giá nguyên liệu đầu vào thời gian qua tăng rất mạnh, việc chấp nhận không tăng giá hiện nay nhằm chia sẻ cùng người tiêu dùng. Nhưng việc giá các mặt hàng này có tăng trong thời gian tới hay không thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Chẳng hạn, nhà cung cấp hàng cho Saigon Co.op nhiều lần có văn bản đề nghị tăng giá do những tháng đầu năm 2021 đến nay giá dầu ăn nguyên liệu trên thế giới liên tục tăng. Nhưng để chia sẻ với người dân Saigon Co.op thống nhất giữ giá như năm 2021. Dầu ăn thực vật Nakydaco là 40.500 đồng/lít; 81.000 đồng/bình 2 lít; 202.500 đồng/can 5 lít; dầu ăn Cooking 40.300 đồng /1ít.
Đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cũng khẳng định giữ ổn định giá thịt heo trong chương trình bình ổn để kích cầu tiêu thụ, dù giá nguyên liệu đầu vào đã tăng 10%. Hiện nhóm mặt hàng thịt heo đang được bán với mức giá bình ổn: Thịt đùi 104.000 đồng/kg, cốt lết 125.000 đồng/kg…
Nỗi lo chưa dừng lại khi giá tăng, mà sức mua cũng giảm mạnh do người dân thắt chặt chi tiêu. Tại nhiều chợ truyền thống thuộc hàng lớn nhất TP.HCM như chợ Bà Chiểu, chợ Tân Định, chợ Bến Thành, các tiểu thương ngành hàng thiết yếu đều cho biết sức mua giảm mạnh khi giá tăng.
Sở Tài chính TP.HCM nhận định trong năm 2022, có rất nhiều yếu tố đầu vào tác động giá cả hàng hóa trên thị trường. Do đó, một số các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường đủ điều kiện điều chỉnh giá. Tuy nhiên để ủng hộ, chia sẻ cùng thành phố, đa số doanh nghiệp tham gia mặt hàng cố gắng giữ giá.
Sở Tài chính nhận định trong thời gian tới, nếu tình hình giá nguyên liệu đầu vào và giá thị trường tiếp tục tăng cao hơn nữa, sẽ có thêm các mặt hàng đề nghị điều chỉnh giá để phù hợp với tình hình biến động giá nguyên liệu và đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.