Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đối với nhà máy bia công suất 1,6 tỷ lít/năm của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại thị xã Phú Mỹ.
Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.
Tưởng rằng giai đoạn "giông bão" gần đây trên thị trường bia Việt Nam đã làm các công ty bia lao đao, Carlsberg báo cáo doanh số từ Việt Nam quý 1/2024 tăng 4%. Ngoài ra, sản lượng năm ngoái tại Việt Nam của hãng bia Đan Mạch tăng 8%.
Năm 2024, "ông lớn" ngành bia Heineken sẽ hoàn thành dự án tăng công suất tại nhà máy Đà Nẵng lên 500 triệu lít/năm từ 330 triệu lít hiện tại. Đây là một phần trong chiến lược tiếp tục mở rộng đầu tư của tập đoàn Hà Lan này tại Việt Nam.
Công ty bia Huda do Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) sở hữu nộp vào ngân sách tỉnh Thừa Thiên-Huế 3.500 tỷ đồng năm 2023, chiếm 86,4% trong tổng thu ngân sách của tỉnh từ khối doanh nghiệp nước ngoài. Dù thị trường bia Việt Nam đang lao đao nhưng thương hiệu này vẫn là "gà đẻ trứng vàng" cho tỉnh.
Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm ngành bia Việt Nam tăng trưởng 5% - 6%. Nhưng từ 2020 trở lại đây, ngành bia tăng trưởng âm. Thống kê cho thấy doanh thu cả năm 2023 của các doanh nghiệp ngành bia sụt xuống hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng năm 2022.
Để tăng độ nhận biết về bia không cồn của Heineken, "ông lớn" này đang khai thác triệt để Nghị định 100 của Chính phủ về kiểm soát nồng độ cồn của người lái xe.