Thứ bảy, 23/11/2024

Hơn 60 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong tháng Một

25/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong tháng đầu năm chưa ghi nhận sự tăng trưởng mạnh là do hoạt động giao thương kinh tế còn chịu ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19.


Hơn 60 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong tháng Một - Ảnh 1.

Tàu container tại Cảng Hải Phòng. Ảnh: An Đăng

 


Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 1-2022, khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 60 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng hàng container ước đạt 2 triệu TEUs.

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, khối lượng hàng hóa trong tháng đầu năm chưa ghi nhận sự tăng trưởng mạnh là do hoạt động giao thương kinh tế còn chịu ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19 và đợt cao điểm nhập khẩu hàng hóa dịp Tết của Mỹ, châu Âu mới kết thúc nên thị trường vận tải biển có phần chững lại.

Nhận định về cơ hội đối với cảng biển Việt Nam năm 2022, ông Trần Khánh Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết, từ giữa năm 2020 đến nay, nền kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ, thị trường vận tải đường biển cũng trở nên sôi động.

Nếu đầu năm 2020, đơn đặt đóng mới tàu container chỉ chiếm 8,5% sức chở đội tàu hiện có thì hiện con số này chiếm đến 23-24%.

Theo thống kê của Alphaliner (công ty phân tích vận tải biển), số lượng tàu đóng mới sức chở 8.000-24.000 TEU chiếm tới gần 22%, nghĩa là 1-4 số tàu đóng mới đều từ 8.000 TEU trở lên.

"Theo dự báo, sự phấn khích trong thị trường vận tải container sẽ kéo dài đến hết năm 2022. Đội tàu container phát triển và xu thế tăng trọng tải tàu sẽ là cơ hội lớn cho cảng biển Việt Nam, trọng tâm là các cảng cửa ngõ Cái Mép-Thị Vải và Lạch Huyện (Hải Phòng)," ông Trần Khánh Hoàng cho hay.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.