Thứ sáu, 19/04/2024

IMF gióng chuông cảnh báo kinh tế toàn cầu

09/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư và không loại trừ nguy cơ suy thoái trong năm tới do những rủi ro gia tăng.

IMF gióng hồi chuông cảnh báo đối với kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Georgieva cho biết IMF sẽ lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2022 từ mức 3,6% trong những tuần tới và nói thêm rằng các nhà kinh tế của thiết chế tài chính này vẫn đang hoàn tất các số liệu mới.

IMF dự kiến công bố dự báo cập nhật cho năm 2022 và 2023 vào cuối tháng Bảy, sau khi đã hạ mức dự báo gần 1 điểm phần trăm vào tháng Tư. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,1% trong năm 2021.

Bà Georgieva cho rằng triển vọng của kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể kể từ tháng Tư, do tình trạng lạm phát cao diễn ra ở nhiều nước, lãi suất tăng mạnh hơn, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại và các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine (U-crai-na) gia tăng. Theo bà, rủi ro suy thoái gia tăng, do đó không thể loại trừ khả năng này.

Số liệu kinh tế gần đây cho thấy một số nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc và Nga, đã giảm trong quý II, cho thấy rủi ro thậm chí sẽ còn lớn hơn trong năm 2023. Năm 2022 đã là một năm khó khăn, nhưng năm 2023 có thể còn khó khăn hơn với nguy cơ suy thoái lớn hơn. 

Các nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro suy thoái khi phần quan trọng trong đường cong lợi suất trái phiếu của Mỹ đã đảo chiều ngày thứ hai liên tiếp trong phiên 6/7, một dấu hiệu đáng tin cậy về sự hiện hữu của nguy cơ suy thoái. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tháng trước đã nói suy thoái kinh tế là điều Fed không mong muốn nhưng quyết tâm kiểm soát giá cả dù có thể gây rủi ro suy thoái cho nền kinh tế.   

Bà Georgieva cho rằng các điều kiện tài chính thắt chặt trong thời gian dài sẽ làm phức tạp triển vọng kinh tế toàn cầu, nhưng nói thêm rằng điều này mang tính quyết định để có thể đưa lạm phát vào tầm kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể là "cái giá phải trả" do yêu cầu ổn định giá cả là cấp thiết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.