Tuyến du lịch Tà Năng – Phan Dũng được biết đến từ năm 2015, nhưng mang tính chất tự phát. Việc tuyến du lịch Tà Năng được công nhận và đưa vào khai thác chính thức sẽ góp phần đánh thức tiềm năng du lịch nơi đây.
Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ có nhiều lựa chọn, với các chương trình, sản phẩm riêng biệt dành riêng cho học sinh, gia đình, công ty hay cá nhân...Đồng thời, du khách khi đến với tuyến du lịch Tà Năng sẽ có những trải nghiệm khó quên, khi tham gia cắm trại giữa rừng và khám phá cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng vốn được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam.
Trước đây, du khách muốn khám phá cung đường đại ngàn Tà Năng - Phan Dũng trải dài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận phải nhờ tới sự giúp đỡ của những người bản địa hiểu rừng, nhất là những thợ săn. Người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Trong số kinh nghiệm đó có cả việc nên nhờ ai làm người dẫn đường.
Ở khu vực hai xã Tà Năng và Ninh Loan có khoảng 5 người là người dân tộc thiểu số làm nghề dẫn khách đi trekking. Mỗi ngày thu được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng tùy lượng khách. Họ giới thiệu cho du khách hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của những đồi Cọp, suối Cọp, thác Bay, thác Sương Mù... và về những loại rau rừng hái trên đường đi, công dụng của nhiều loại cây rừng...
Chưa từng qua bất kỳ một lớp đào tạo nào, nhưng những thợ săn làm hướng dẫn viên vẫn hoàn thành nhiệm vụ này thật xuất sắc và ấn tượng. Mang trên vai nào túi ngủ, lều, đồ ăn cho cả nhóm nhưng bước chân của thợ săn cứ thoăn thoắt.
Thông thường, người thợ săn đi trước, thấy sình, lầy, cây bụi gai thì hô to để mọi người tránh, thấy cây thông đổ dọc đường thì dùng dao nhỏ lược một ít ngo làm mồi nhóm lửa. Kinh nghiệm leo dốc không mệt là đi tiến lên phía trước, cứ nhìn thẳng, bởi việc cứ ngoái lại hay đi sau sẽ tạo cho người leo núi cảm giác với theo, rất dễ đuối.
Thấy những “người thành phố” mệt nhọc vì không quen đi rừng, họ chặt cho mỗi người một cây dẻ con làm gậy, vì “có gậy như thêm một chân đi đỡ mỏi, đứng lại có thứ để chống. Chặt cây dẻ không sao vì đó là loại cây mà một cây dẻ mẹ mỗi mùa có thể có hàng chục cây dẻ con mọc xung quanh”.
Khi mùa mưa, điểm cắm trại trên đồi trống, gió và mưa như trút. Với kinh nghiệm đi rừng, thợ săn sẽ dùng dao khoét một lỗ nhỏ dưới đất, dựng hai con giao và bắc cái áo mưa nhỏ qua để chắn gió. Lửa được nhóm từ nắm củi ngo nhặt trên đường đi, sau đó được bồi thêm bằng những cành dẻ tươi bị gãy. Gỗ dẻ có tươi thì vẫn bắt lửa cháy và than đượm hồng rất đẹp. Trên đống lửa ấy, bữa tối của du khách có thịt nướng, có cháo lá bép, có bắp, khoai nướng...
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.