Thứ bảy, 20/04/2024

Không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam"

08/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Ngành Công thương sẽ tham mưu, đưa ra chính sách mới để tiến tới hàng hóa không chỉ made in Vietnam mà còn made by Vietnam.


Bộ Trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, 2022 là một năm khó khăn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời Chính phủ, kết thúc năm 2022 cả nước có 13/15 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Riêng ngành Công thương tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt.

Năm 2023 sẽ có nhiều thách thức

Theo ông Diên, năm 2023 được dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức vì những khó khăn của năm 2022 trở về trước còn nguyên, những cái khó mới đã và đang xuất hiện.

Chẳng hạn chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, bảo hộ mậu dịch của các nước lớn; những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu đối với các doanh nghiệp...

Không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam" - Ảnh 1.

Một DN sản xuất có vốn nước ngoài tại Hải Dương. ẢNH: KHÔI LÊ

Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc đã quyết định mở cửa từ 8-1 đồng nghĩa với việc chúng ta bước vào cuộc đua khốc liệt nguồn cung về nguyên liệu, về năng lượng đặc biệt là thị trường vì những ngành hàng, sản phẩm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu thì Trung Quốc đã và đang có lợi thế lớn. Chưa kể các thị trường ngày càng thu hẹp tổng cầu giảm.

Do đó, để đạt mục tiêu đề ra năm 2023, ngành công thương nỗ lực cao đồng thời đề ra năm giải pháp và các nhiệm vụ.

Trong đó, Bộ Công Thương khẩn trương rà soát những cơ chế chính sách hiện hành, đặc biệt là tìm cách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời lắng nghe các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) DN sản xuất xuất khẩu để kịp thời tháo gỡ và thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Mục tiêu là kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 tăng trưởng xuất 6%-7% so với năm 2022, tương đương trên 800 tỉ USD. Đây là mục tiêu rất lớn, vì vậy làm sao rà soát, tháo gỡ một cách kịp thời, đúng luật hợp tình hình để giải phóng năng lực cho các khu vực doanh nghiệp.

Ngoài ra, tập trung nghiên cứu tổng kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xưa nay chúng ta tập trung xây dựng và đàm phán để kí kết các hiệp định thương mại tự do; tập trung thu hút đầu tư FDI.

Thu hút vốn ngoại có chọn lọc

Tuy nhiên, đã đến lúc xem xét lại nghiêm túc chủ trương này bởi lẽ một mặt rất đáng mừng vì Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt 732,5 tỉ USD. Nhìn sâu kết quả này khoảng 75% giá trị xuất khẩu do doanh nghiệp FDI mang lại.

Theo ông Diên, mục tiêu của Việt Nam thu hút FDI là thu hút vốn để đầu tư phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, có quá trình chuyển giao về công nghệ kĩ năng quản trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn lại 15-17 năm qua mức độ lan tỏa của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước chưa lớn.

Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế mà nếu nhìn vào số doanh nghiệp hay số vốn đầu tư FDI hay kết quả kí được bao nhiêu hiệp định thương mại tự do thì chưa đủ. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đo bằng khả năng mà các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì vậy, mục tiêu năm 2023 của ngành Công thương tham mưu cho các cơ quan liên quan tổng kết lại cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những cơ chế chính sách mới. Một mặt thu hút mạnh mẽ các FDI nhưng không bằng mọi giá mà đã đến lúc phải chọn lọc những lĩnh vực, những doanh nghiệp đạt trình độ về công nghệ.

“Chúng ta tiến tới không chỉ "made in Vietnam" mà còn phải "made by Vietnam" và các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam ngoài thực thi nhiệm vụ của họ còn cần thúc đẩy lan tỏa ảnh hưởng đối với doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ phải quy định tỉ lệ nội địa hóa, tốc độ nội địa hóa đối với nguyên liệu, quy trình sản xuất và sản phẩm trong giá trị xuất khẩu dần thể hiện rõ hơn, nhiều hơn đóng góp của doanh nghiệp trong nước đối với sản phẩm xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu mang lại mới thực chất hơn cho Việt Nam” - ông Diên nói.

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".