Thứ hai, 25/11/2024

Khuyến nghị doanh nghiệp giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu sang EU

20/05/2022 6:00 PM (GMT+7)

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU).

Theo định kỳ, 6 tháng một lần, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ xem xét các danh sách thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một số nước thứ ba chịu sự tăng cường tạm thời của biện pháp kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thông báo sắp tới sẽ được công bố vào tháng 6/2022.

Khuyến nghị doanh nghiệp giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu sang EU - Ảnh 1.

Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ mức dư lượng trong sản phẩm mì ăn liền khi xuất khẩu sang EU.


Để đạt mục tiêu giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền, thanh long cũng như các sản phẩm xuất khẩu khác, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ trên cả 3 khía cạnh.

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam tuyệt đối tuân thủ việc đăng ký, cấp chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền. 3 đầu mối đăng ký là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y tế; còn đầu mối thông tin duy nhất là Văn phòng SPS Việt Nam.

Giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Bên cạnh đó, những vấn đề như lao động, môi trường, tổ chức sản xuất... phải tuân thủ, bám sát theo các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, rà soát chuỗi liên kết sản xuất, từ vùng trồng, cơ sở sơ chế, chế biến, đến khâu đóng gói, vận chuyển, phân phối.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang hưởng lợi từ EVFTA. Việt Nam đang đi trên đường cao tốc, với gia tốc chính là nông sản chủ lực và mục tiêu chung là nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Doanh nghiệp trong nước cần nâng cao nhận thức và sản xuất, kinh doanh một cách có trách nhiệm để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang EU.

Trước đó, vào tháng 4/2022, Văn phòng SPS Việt Nam đã họp với Cục Bảo vệ thực vật, đại diện Bộ Công Thương để xem xét các vấn đề liên quan đến việc giảm tần suất kiểm tra hàng hóa xuất khẩu vào EU.

Phía EU cũng kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam có phương án quản trị chặt chẽ, khoa học, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về dư lượng hóa chất, chẳng hạn ethylene oxide cho mì ăn liền; cũng như các quy định về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu.

Hiện Văn phòng SPS Việt Nam đang phối hợp với Bộ Công Thương để tạo điều kiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU.

Đêm 17/5, Văn phòng SPS Việt Nam nhận đơn đề nghị giúp đỡ từ một công ty nhập khẩu tại CH Czech. Theo đó, công ty này muốn nhập khẩu gấp một lượng lớn mì ăn liền (mì tôm) từ công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, lô hàng nhập khẩu này có nguy cơ không thể thông quan.

Qua tìm hiểu, công ty này thiếu chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cụ thể, với sản phẩm mì ăn liền, thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương.

Nhận thấy đây là việc khẩn cấp, ngay trong đêm 17/5, Văn phòng SPS Việt Nam đã họp trực tuyến với đại diện Bộ Công Thương cùng các bên liên quan, nhằm hỗ trợ công ty tại CH Czech nhận được hàng hóa ngay khi cập cảng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.