Kín đơn hàng đến cuối năm nhưng doanh nghiệp ngành gỗ lại than... "chưa vui mừng nổi"
Quốc Hải - Phương Uyên
12/05/2022 6:30 PM (GMT+7)
Ngành chế biến gỗ đã trở lại sản xuất thuận lợi sau dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ hiện đã có đơn hàng cho cả năm 2022. Tuy nhiên, họ đang bị áp lực rất lớn vì thiếu nguyên liệu, không đảm bảo tiến độ sản xuất cho các đơn hàng đã ký.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2022 ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp không dám "chốt đơn"
Công ty gỗ Thiên Minh (TP.HCM) - DN có thâm niên trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang các thị trường như Mỹ, châu Âu đang loay hoay với nỗi khổ có nhiều đơn hàng nhưng không dám nhận.
Ông Trần Lam Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty cho biết: "Chúng tôi đã kín đơn hàng từ đây đến cuối năm. Sau dịch, nhiều đối tác nước ngoài tìm đến DN đặt hàng nhưng chúng tôi không dám nhận vì sợ không đáp ứng được và... sợ lỗ".
Theo ông Sơn, giá cả các nguyên phụ liệu đầu vào đang tăng chóng mặt, và đã tăng từ 20-30% so với trước dịch.
"Nguyên liệu phụ tăng giá từng ngày và chưa có điểm dừng, DN trở tay không kịp, nhận đơn hàng là ôm lỗ. Chính vì vậy, công ty chỉ hoạt động cầm chừng và nghe ngóng giá từng ngày chứ không nhận những đơn hàng lớn như trước" - ông Sơn than thở.
Hiện, lượng hàng xuất khẩu của Công ty Thiên Minh cũng giảm so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho hay, nhờ vào các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… mà ngành chế biến gỗ Việt Nam đã thuận lợi đưa đơn hàng ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác.
Cụ thể, mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào các thị trường CPTPP đều tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ.
"Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khối thị trường này còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, vì trong hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gia tăng công suất để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký đến hết quý 2/2022", ông Phương cho hay.
Mặc dù ngành gỗ đang trên đà thuận lợi về đơn hàng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang phải đau đầu vì nhiều chi phí phát sinh kể từ thời điểm cả nước gỡ bỏ phong tỏa cho đến nay. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào cao, dù 70% nguyên liệu của ngành gỗ nội thất Việt Nam là nội địa.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 4/2022 đạt 895 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.
"Phần nguồn cung còn lại vẫn phải nhập từ châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ nên áp lực nguyên liệu đầu vào lớn," ông Nguyễn Chánh Phương nói.
Không chỉ vấn đề thiếu nguyên liệu, các DN ngành gỗ hiện còn phải đối mặt với chi phí logistics tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh (huyện Củ Chi) nhìn nhận, khó khăn sẽ vẫn còn tiếp diễn bởi giá cước vận tải biển tăng và thiếu hụt container rỗng, chi phí cước tàu biển đã tăng gấp 5-7 lần so với trước dịch.
"Dù đơn hàng dồn dập nhưng DN không dám ký vì sợ rủi ro do chi phí nguyên vật liệu, logistics… tăng cao" - ông Bình nói.
Gỡ khó cách nào?
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), hiện nay, xuất khẩu gỗ đang gặp "nút thắt" lớn là giá cước vận chuyển, chi phí logistics tăng cao.
Đơn cử, với thị trường Mỹ, biến động về giá cước vận tải trong 2 năm trở lại đây đã không ngừng tăng, từ mức giá mỗi container 40 feet đi Mỹ khoảng 4.000-5.000USD, hiện đã tăng 19.000 - 20.000 USD, tác động rất lớn đến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường này.
Về nguyên liệu gỗ nhập khẩu, từ đầu năm nay, giá đã tăng 30-52%, chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển kéo dài, nhiều bất ổn nên doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguyên liệu. Gỗ nguyên liệu từ các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước Châu Âu khan hiếm, đẩy giá tăng cao.
Đặc biệt, việc Nga hạn chế, cấm xuất khẩu khiến cho thị trường thiếu hụt về nguồn cung gỗ nguyên liệu, trong khi nhu cầu tiêu thụ về đồ gỗ tiếp tục gia tăng, đã đẩy giá gỗ nguyên liệu lên cao. Điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh về nguồn nguyên liệu trên thế giới. Do vậy, nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các thị trường khác cũng sẽ đối mặt với khó khăn.
Vì vậy, theo VIFOREST, giải pháp cấp thiết là phải tăng trồng rừng gỗ lớn để thay thế khoảng 5-6 triệu mét khối (m3) gỗ nhập khẩu mỗi năm.
Trên thực tế, nhiều năm qua, Chính phủ đã đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ, phục vụ sản xuất đồ gỗ. Tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chất lượng trong nước sẽ trực tiếp phần tạo ra ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được tạo ra từ nguồn gỗ này mà còn giúp làm giảm sự phụ thuộc của ngành vào nguồn gỗ nhập khẩu đặc biệt là nguồn gỗ rủi ro.
Tuy nhiên cho đến nay, kết quả đạt được trong việc tạo nguồn gỗ rừng trồng chất lượng cao vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Hiện Việt Nam (tính tới hết tháng 3/2022) có 226,429ha rừng đạt chứng chỉ FSC và 54,529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. Phần diện tích đạt chứng chỉ FSC này bao gồm một số diện tích là rừng tự nhiên, phần còn lại là rừng trồng.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng, vượt mức 2.700 USD/ounce sau báo cáo kinh tế Mỹ kém tích cực. Trong nước, giá vàng vàng nhẫn và vàng miếng SJC cũng tiếp đà tăng.
Mở cửa sáng nay (16/1), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh so với hôm qua, mức tăng phổ biến là 600-800 nghìn đồng/lượng. Một số thương hiệu điều chỉnh tăng tới hơn 1 triệu đồng/lượng.
Đồng USD tuột khỏi mức đỉnh của 2 năm và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống cũng là những yếu tố hỗ trợ quan trọng của giá vàng trong phiên này sau phiên bán tháo hôm đầu tuần.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo những biến động nhất định về giá cả trên thị trường.
Ngày vía Thần Tài năm 2025 rơi vào thứ sáu, ngày 7/2/2025 Dương lịch. Tình trạng khan hiếm vàng nguyên liệu, giá vàng ngày vía Thần Tài năm nay dự báo sẽ tăng mạnh?
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng, vượt mức 2.700 USD/ounce sau báo cáo kinh tế Mỹ kém tích cực. Trong nước, giá vàng vàng nhẫn và vàng miếng SJC cũng tiếp đà tăng.
Mở cửa sáng nay (16/1), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh so với hôm qua, mức tăng phổ biến là 600-800 nghìn đồng/lượng. Một số thương hiệu điều chỉnh tăng tới hơn 1 triệu đồng/lượng.
Đồng USD tuột khỏi mức đỉnh của 2 năm và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống cũng là những yếu tố hỗ trợ quan trọng của giá vàng trong phiên này sau phiên bán tháo hôm đầu tuần.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo những biến động nhất định về giá cả trên thị trường.
Ngày vía Thần Tài năm 2025 rơi vào thứ sáu, ngày 7/2/2025 Dương lịch. Tình trạng khan hiếm vàng nguyên liệu, giá vàng ngày vía Thần Tài năm nay dự báo sẽ tăng mạnh?