Thứ sáu, 22/11/2024

Kinh tế thế giới đối mặt nguy cơ suy thoái

14/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái trên diện rộng và khả năng về một cuộc đại suy thoái trong năm 2023 trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm nay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, sự kết hợp của hàng loạt các nguyên nhân như xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng giá sinh hoạt do áp lực lạm phát kéo dài và suy giảm của kinh tế Trung Quốc khiến kinh tế toàn cầu đối mặt với những thách thức lớn. Theo IFM, dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2023 đã giảm xuống còn 2,7%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 7. Năm 2023 sự chậm lại của kinh tế thế giới sẽ diễn ra trên diện rộng khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đối mặt với nhiều khó khăn. 

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết: “Ba nền kinh tế lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục đình trệ. Nói một cách ngắn gọn, điều xấu nhất vẫn chưa tới và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như năm suy thoái”.

Kinh tế thế giới đối mặt nguy cơ suy thoái - Ảnh 1.

Theo dự báo của IMF, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và tiền tệ sẽ khiến kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1% vào năm 2023, trong khi đó tại Trung Quốc sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản và chính sách “zero Covid” khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 4,4%.

Còn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, khủng hoảng năng lượng do thiếu hụt nguồn cung khiến tốc độ tăng trưởng khu vực này được dự đoán là 0,5% trong năm 2023. Pháp, Đức – hai đầu tàu của khu vực đồng tiền chung cũng đối mặt nguy cơ suy thoái. Ngân hàng trung ương Pháp không loại trừ khả năng Pháp và châu Âu chứng kiến một giai đoạn suy thoái hạn chế vào đầu năm tới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck dự báo, trong năm 2023 kinh tế nước này sẽ thu hẹp 0,4% và lạm phát ở mức 7%.

“Chúng ta sẽ chứng kiến sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay, so với dự báo được đưa ra trước đó vào tháng Tư. Mùa thu năm nay, dự báo tăng trưởng ở mức 1,4%. Trong khi con số đưa ra hồi tháng 4 là 2,2%. Năm tới, tăng trưởng sẽ ở mức âm 0,4%, hay nói cách khác là tăng trưởng âm, là rơi vào suy thoái” - ông Habeck nói.

IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,4% trong năm nay và 4,9% năm 2023, giảm tương ứng 0,2 điểm phần trăm và 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7. Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan dự báo ghi nhận tăng trưởng 5,3% trong năm nay so với mức tăng 3,4% năm 2021. Mức tăng này dự báo sẽ giảm xuống 4,9% vào năm 2023 do nhu cầu giảm từ các đối tác thương mại chủ chốt như Trung Quốc, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ.

Bên cạnh nguy cơ suy thoái, thị trường tài chính toàn cầu cũng đang trong trạng thái căng thẳng do chính sách của các nước lớn. Thế giới đang chứng kiến làn sóng tăng lãi suất nhanh chóng và rộng khắp của các ngân hàng trung. Hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất trong năm nay và là số lần tăng lãi suất nhiều nhất kể từ năm 1970 trở lại đây. Theo các chuyên gia tư vấn tài chính, tình hình thị trường bất động sản tại nhiều nước cũng đang làm dấy lên những lo ngại về việc rủi ro có thể lan rộng sang cả các ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô.

Với những dự báo đến thời điểm hiện tại, đà giảm tốc của kinh tế thế giới là khó có thể đảo ngược, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã trở thành nhận định chung của các chuyên gia và tổ chức tài chính quốc tế. Do đó, để ngăn chặn “bóng ma” suy thoái, nỗ lực riêng lẻ của từng nền kinh tế là hoàn toàn không đủ mà thế giới cần phải chung tay hành động, đặc biệt là nỗ lực chung và các biện pháp đồng bộ của các nền kinh tế lớn.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.