Tăng giá đến khó tin
Giá dầu hướng dương tăng do nguồn cung giảm mạnh bởi cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Nga và Ukraine cùng chiếm 75% sản lượng dầu hướng dương trước khi chiến tranh bắt đầu. Ukraine là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Với việc thu hoạch ở Ukraine bị đình trệ và các lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty Nga, sản xuất và xuất khẩu đã sụt giảm: xuất khẩu từ Ukraine giảm 95% kể từ cuộc chiến và nếu tiếp diễn, các nông dân Ukraine có nguy cơ không thể thu hoạch và trồng trọt.
Tuy nhiên, các yếu tố đằng sau sự tăng giá gần đây của dầu cọ không quá rõ ràng. Cho đến nay, Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 60% và xuất khẩu khoảng 53% nguồn cung của thế giới. Đất nước này hiện không phải chứng kiến tình trạng thiếu hụt: sản lượng dầu cọ vẫn ổn định và dự kiến sẽ tăng 2,6% trong năm tới. Tuy nhiên, giá dầu cọ ở Indonesia đã tăng một cách bí ẩn trong quý cuối cùng của năm ngoái, từ khoảng 1 USD/lít vào tháng 10-2021 lên khoảng 1,5 USD/lít vào tháng 3-2022. Và, lạm phát gần đây đã bắt đầu tràn ra thị trường toàn cầu.
Hiệu ứng lan tỏa đó là do giá dầu cọ là một yếu tố tác động mạnh đến nền chính trị trong nước Indonesia. Dầu cọ là một mặt hàng chủ lực ở Indonesia và được mọi gia đình sử dụng để nấu ăn. Tất nhiên, việc tăng giá tới 50% là một yếu tố nguy hại tới bối cảnh chính trị và Tổng thống Joko Widodo gần đây đã bắt tay vào hành động để ổn định giá cả. Đầu tiên, ông cho mở kho dự trữ chiến lược gồm 11 triệu lít dầu. Khi giá cả tiếp tục tăng, ông đã triển khai trợ cấp. Tiếp theo là giới hạn xuất khẩu, sau đó là hạn ngạch và cuối cùng là giá trần cho thị trường nội địa.
Tuy nhiên, không một biện pháp nào phát huy hiệu quả. Dầu cọ biến mất khỏi các kệ hàng khi người dân bắt đầu tích trữ. Chính phủ tăng cường áp lực lên các nhà sản xuất và tăng thuế đối với hàng xuất khẩu. Dầu cọ xuất hiện trở lại trên thị trường nhưng với giá gần gấp đôi so với hồi tháng 11-2021. Vì vậy, tháng 4-2022, Tổng thống Widodo đã triển khai phương án “hạt nhân”: cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ.
Cú sốc trên thị trường thế giới
Thị trường toàn cầu đang rất hoang mang. Dầu cọ là loại dầu ăn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và viễn cảnh 50% nguồn cung toàn cầu biến mất trong một đêm khiến các thị trường hàng hóa hoảng sợ. Giá dầu cọ đã tăng 6% và giá các loại dầu ăn khác cũng tăng theo. Dầu đậu nành, loại dầu được sử dụng nhiều thứ hai, tăng 4,5%. Một ngày sau khi ban hành lệnh cấm, Tổng thống Widodo đã rút lại quyết định, nói rằng lệnh cấm chỉ giới hạn ở một số sản phẩm. Sau đó ông lại đảo ngược quyết định lần thứ hai, nói rằng lệnh cấm sẽ áp dụng với gần như hoàn toàn sản phẩm dầu cọ, bao gồm dầu cọ thô và thậm chí cả dầu ăn đã qua sử dụng.
Tổng thống Widodo muốn giảm giá dầu cọ ở Indonesia bởi ông có nhiệm vụ bảo vệ người dân của mình, nếu giá dầu cọ tiếp tục tăng, các cử tri gần như chắc chắn sẽ còn ủng hộ ông. Tuy nhiên, điều bí ẩn hơn là tại sao giá dầu cọ lại tăng mạnh ngay từ đầu. Nếu Indonesia không có vấn đề về sản xuất dầu cọ, thì điều gì đang xảy ra với nguồn cung?
Ông Widodo rõ ràng muốn tự mình hiểu điều này và đã mở một cuộc điều tra về hoạt động kinh doanh sản xuất dầu cọ. Cuộc điều tra đã tìm thấy bằng chứng về hoạt động của cartel (thỏa thuận hợp tác về giá), với việc các nhà sản xuất, nhà phân phối, hiệp hội kinh doanh, quan chức chính phủ và nhà bán lẻ thông đồng để hạn chế nguồn cung cho thị trường bán lẻ và cố định giá.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất là chính phủ. Năm 2005, khi thế giới bắt đầu chú ý đến ý tưởng về nhiên liệu sinh học, Indonesia đã nhìn thấy cơ hội. Họ đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học, xây dựng mối quan hệ bền chặt với người mua và kích thích thị trường bằng các khoản trợ cấp. Điều đó đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu cọ hướng lượng dầu ngày càng tăng ra khỏi thị trường tiêu thụ nội địa, do đó làm tăng giá đối với người Indonesia. Để đảo ngược hướng của dòng chảy đó, ông Widodo sẽ cần phải hủy bỏ hoặc ít nhất là đóng băng các khoản trợ cấp. Tuy nhiên, một số ít gia đình đang kiểm soát hoạt động kinh doanh dầu cọ của Indonesia đều là những người giàu có và có nhiều quyền lực chính trị, họ sẽ bị tổn hại lớn nếu tổng thống quyết định thực hiện bước đi đó.
Con dốc tăng giá
Tuy nhiên, không chỉ người Indonesia lo lắng về giá dầu cọ tăng cao. Mặt hàng này được sử dụng trong nhiều loại hàng hóa, từ mỹ phẩm, xà phòng cho đến socola và bánh mì đóng gói. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng nhất, nó được sử dụng trên khắp thế giới như một loại dầu ăn, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn. Khi tình trạng khan hiếm dầu ăn kéo dài, giá dầu cọ sẽ tăng.
Ngân hàng Thế giới dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng hơn 20% trong năm tới. Kết quả này có thể gây ra tình trạng thảm khốc. Nhiều quốc gia nghèo hơn đã và đang cảm thấy bị siết chặt về mặt tài chính và chính trị, khi các chính phủ nợ nần chồng chất, và những người dân không hài lòng đổ xuống đường để phản đối ảnh hưởng của lạm phát. Các quốc gia phương Tây có thể sẽ phủ nhận vấn đề, bởi xét cho cùng thì đó chỉ là “dầu ăn” mà thôi. Tuy nhiên, chi phí lương thực tăng và hậu quả là bất đồng chính trị có thể dẫn đến sụp đổ, đảo chính, thậm chí chiến tranh. Và rồi tất cả chúng ta sẽ phải trả giá.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.
Tháng 11, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá điện và giá nhà thuê là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tăng lên.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.
Các lò giết mổ công nghiệp tại TP.HCM vẫn "ế" khách dù chi phí đầu tư cao và thành phố đã chấm dứt hoạt động giết mổ thủ công từ ngày 1/4/2023.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.