Thời gian qua, TP.HCM đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị. Trong nhóm chính sách về hỗ trợ tín dụng, đặc biệt phải kể đến chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.
Nhằm nâng cao hiệu quả chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị TP.HCMgiai đoạn 2021-2025, Sở NNPTNT đề ra hàng loạt giải pháp cụ thể.
Mục tiêu đến năm 2023, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao huyện Cần Giờ là 300 ha, nhưng tới tháng 6/2023, huyện đã đạt 250 ha.
TP.HCM định hướng phát triển giống các loại rau, cây dược liệu, nấm dược liệu, cây kiểng… theo hướng nông nghiệp đô thị, hướng đến cung cấp giống cho nông dân thành phố và các tỉnh khác.
Từ những hiệu quả của Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM (còn gọi là chính sách hỗ trợ lãi vay), UBND TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025.
Trong kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ.
Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn TP.HCM được phê duyệt, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố trong giai đoạn mới, đồng thời góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn.
Để tăng cường chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, nhất là ở khu vực kinh tế tập thể, Sở NNPTNT TP.HCM đề xuất nâng mức hỗ trợ lãi suất đối với các đối tượng là thành viên HTX, HTX, doanh nghiệp với với HTX sản xuất 6 sản phẩm chủ lực.
Việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể, góp phần đưa ngành nông nghiệp TP.HCM phát triển phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trong thời gian tới.
Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã chú trọng thực hiện xây dựng nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.