Mục tiêu của TP.HCM, đến năm 2025 giá trị sản xuất bình quân nông nghiệp đạt 650-750 triệu đồng/năm/ha. Trong đó, phát triển nông nghiệp đô thị là định hướng rõ nhất mà thành phố đặt ra.
Theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp đô thị giúp cung cấp thực phẩm sạch và tăng thêm mảng xanh cho người dân sống tại các đô thị lớn.
Nông nghiệp đô thị chính là giải pháp phòng tránh tốt nhất ngộ độc thực phẩm vốn đang tăng nhanh.
Nhiều nông dân ở ngay tại đô thị của TP.HCM vẫn phát triển nông nghiệp hiệu quả cao. Đặc biệt sản xuất những sản phẩm nông nghiệp cung ứng cho đô thị.
Để đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách đã ban hành, TP.HCM sẽ xây dựng chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp đô thị.
Hoạt động đưa nông dân tham quan, học tập những mô hình hay, hiệu quả về phát triển nông nghiệp được Hội Nông dân các cấp tại TP.HCM quan tâm và thường xuyên thực hiện.
Mô hình chuyển đổi trồng lúa sang cây bắp lai trên địa bàn các xã Thái Mỹ, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi, TP.HCM) đạt lợi nhuận bình quân khoảng 45 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng hơn gấp 2 lần so với đất trồng lúa.
Cũng như nhiều huyện ngoại thành của TP.HCM, Hóc Môn có tốc độ đô thị hóa rất cao. Để làm nông nghiệp hiệu quả, các cấp hội nông dân những năm qua rất tích cực hỗ trợ người dân tham gia các chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đi theo mô hình sản xuất hiện đại, việc kinh doanh, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đô thị cũng được những người trẻ ứng dụng theo cách khác biệt.
TP.HCM đang tích cực triển khai, hoàn thiện những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn. Đây là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp thành phố.