Theo GS.TS Nguyễn Văn Bộ - Nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nông nghiệp đô thị giúp cung cấp thực phẩm tươi sống, tạo việc làm, tái chế chất thải và tăng cường khả năng phục hồi của thành phố trước những biến đổi khí hậu phức tạp.
Tại Việt Nam, nông nghiệp đô thị có thể rộng hơn, bao gồm: sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (gồm cả động vật, chim, cá cảnh); cây cảnh, cây xanh đô thị; chế biến nông sản; xử lý chất thải làm phân bón...
Theo giải thích của chuyên gia Nông nghiệp TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nông nghiệp đô thị là hoạt động sử dụng các khoảng trống và diện tích nhỏ giữa trung tâm dân cư để trồng cây và chăn nuôi các loài động vật. Các loại nông sản thích hợp với nông nghiệp đô thị bao gồm các loại ngũ cốc, rau, nấm, trái cây, dược liệu, động vật như gia cầm.., hoa cảnh, bonsai. Các loại cây trồng ngắn ngày thích hợp nhất với loại hình này. Điều này có nghĩa là nông nghiệp đô thị có thể giúp giảm chi phí vận chuyển và đóng gói, giữ được độ tươi nguyên và dinh dưỡng của các sản phẩm, đồng thời có thể cạnh tranh về giá so với các loại nông nghiệp.
“Nông nghiệp đô thị thường có quy mô nhỏ, nhưng lại dễ dàng tiếp cận công nghệ, quản lý sâu bệnh, phân bón, nước tưới, giàu tiềm năng về đầu tư, chăm sóc nên thường cho năng suất cao rất nhiều lần nông nghiệp nông thôn”, TS Nghĩa cho biết.
Hiện nay, tồn tại lớn nhất và cũng là thách thức lớn nhất cho phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam chính là chất lượng đô thị hóa chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Chưa kể, công tác quy hoạch thiếu tầm nhìn đã và đang làm gia tăng các diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, việc ứng dụng và phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị đem lại lợi ích kép, gồm tạo thêm không gian xanh và giải quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm cho dân đô thị.
Tại Việt Nam, dân số đến ngày 29/5/2024 là 99.440.675 người. So với năm 1990, cơ cấu cư dân thành thị tăng gấp 02 lần. Dự báo tỷ lệ này sẽ vượt 50% sau năm 2030. Như vậy, việc cung ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cư dân đô thị (chưa kể du lịch và khách vãng lai) sẽ là áp lực lớn.
Theo GS - TS Bộ, tuy nông nghiệp không đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP của các đô thị (dưới 5% tại các đô thị lớn), song luôn giữ vai trò rất quan trọng. Để khuyến khích phát triển nông nghiệp đô thị, GS-TS Bộ khuyến nghị các địa phương có thể tham khảo chính sách của TP HCM như hỗ trợ lãi suất cho vay từ 60%-100%, dự án vay tối đa 200 tỷ đồng.
Theo TS Vũ Thị Quyền - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Khoa Công nghệ ứng dụng (Trường Đại học Văn Lang) cho biết, vấn đề an ninh lương thực không chỉ là việc cung cấp đủ lương thực cho con người mà phải là cung cấp đủ lượng thực, thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho nhân loại. Trong bối cảnh đô thị, vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng do sự tăng trưởng dân số đô thị và sự phụ thuộc vào nguồn cung thực phẩm từ xa.
“Người dân đô thị ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe bản thân cũng như môi trường sống. Cuộc sống trong những căn nhà phố được bài trí thực vật xanh, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên đã và đang được hầu hết cư dân đô thị ưa chuộng. Kết quả khảo sát về nhận thức của người dân sống tại vùng trung tâm của quận Bình Thạnh, Gò Vấp và Tân Bình về vườn đô thị qua các năm 2020, 2022 và 2023 ghi nhận, hơn 90% hộ gia đình mong muốn làm vườn và áp dụng công nghệ vào sản xuất”, TS Quyền thông tin.
Theo GS - TS Nguyễn Văn Bộ, ngoài đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, một lý do khác cho sự cần thiết phát triển nông nghiệp đô thị, chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu ở nông thôn từng có tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng” thì nông nghiệp đô thị chính là giải pháp phòng tránh tốt nhất ngộ độc thực phẩm, vốn đang tăng nhanh.
Về khía cạnh kinh tế, TS Nguyễn Đăng Nghĩa chia sẻ, nông nghiệp đô thị được sản xuất và cung ứng tại chỗ, nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua, giúp giảm chi phí tồn trữ. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an toàn, đồng thời góp phần giảm lượng xe cộ trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm ô nhiễm đáng kể cho khu vực đô thị.
Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Nông nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị. Hệ thống cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao quanh ven đô… là những hình thức và sản phẩm của nông nghiệp đô thị.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.